Bộ môn Văn học và Nghệ thuật Việt Nam

Thứ hai - 18/01/2021 16:32
Bộ môn phụ trách giảng dạy cho sinh viên ngành Việt Nam học (với hệ thống các môn học đã được phê duyệt theo chương trình chuẩn đầu ra của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội từ năm 2012), dựa vào đặc điểm và khả năng chuyên môn của các giảng viên trong Bộ môn, bao gồm: Văn học Việt Nam đại cương, Văn học Việt Nam hiện đại, Văn học Việt Nam trung đại, Văn học dân gian Việt Nam, Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, Văn hoá ẩm thực Việt Nam, Văn học các dân tộc Việt Nam, Di tích và thắng cảnh Việt Nam…
unnamed (1)
unnamed (1)

Bộ môn Văn học và Nghệ thuật Việt Nam thuộc Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt ra đời vào năm 1968.

Đội ngũ cán bộ

  1. TS Lê Thị Thanh Tâm, Chủ nhiệm Bộ môn
  2. ThS Nguyễn Thị Bích Nga, Phó Chủ nhiệm Bộ môn
  3. TS Phạm Phú Tỵ
  4. TS Nguyễn Việt Hương
  5. ThS Trần Thị Thư
  6. ThS Nguyễn Thu Trang

1. Chức năng, nhiệm vụ

Bộ môn có chức năng và nhiệm vụ đào tạo cử nhân chính quy ngành Việt Nam học và tham gia giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

1.1. Đào tạo bậc Cử nhân (Đại học)

Bộ môn phụ trách giảng dạy cho sinh viên ngành Việt Nam học (với hệ thống các môn học đã được phê duyệt theo chương trình chuẩn đầu ra của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội từ năm 2012), dựa vào đặc điểm và khả năng chuyên môn của các giảng viên trong Bộ môn, bao gồm: Văn học Việt Nam đại cương, Văn học Việt Nam hiện đại, Văn học Việt Nam trung đại, Văn học dân gian Việt Nam, Nghệ thuật biểu diễn Việt Nam, Văn hoá ẩm thực Việt Nam, Văn học các dân tộc Việt Nam, Di tích và thắng cảnh Việt Nam…

Trong tương lai, với nhiệm vụ ngày càng quan trọng đối với sự nghiệp đào tạo ngành Việt Nam học, Bộ môn đang từng bước hoàn thiện, ổn định chương trình giảng dạy, xây dựng hệ thống môn học theo hướng tích hợp nghiên cứu khu vực, nghiên cứu liên ngành như: Văn học cổ điển Việt Nam trong bối cảnh Đông Á, các nhà Việt Nam học quốc tế nghiên cứu về văn học Việt Nam, thơ Việt Nam trong các trào lưu thơ ca thế giới; âm nhạc và mĩ thuật Phật giáo Việt Nam; nghệ thuật thị giác Việt Nam, v.v… Tích hợp và chuyên sâu khu vực học cũng là hướng phát triển của Bộ môn nhằm chuẩn bị cho các bộ bài giảng, giáo trình ở cấp đào tạo sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ ngành Việt Nam học).

1.2. Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Do tính chất đặc thù của Khoa đã có lịch sử dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài hơn 40 năm, các giảng viên trong Bộ môn vừa đảm bảo các giờ dạy chuẩn đào tạo hệ cử nhân, vừa nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy tiếng Việt cho các sinh viên Hiệp định và đào tạo ngắn hạn. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng của Bộ môn trong việc đóng góp, xây dựng quan hệ quốc tế tốt đẹp cho Khoa. Duy trì sự phát triển và ngày càng đổi mới phương pháp giảng dạy các lớp Hiệp định là nét văn hoá riêng của Khoa, đồng thời cũng là nhiệm vụ học thuật kết hợp nhiệm vụ chính trị độc đáo mà các giảng viên trong Bộ môn góp phần tạo nên.

2. Nghiên cứu khoa học

Xác định Việt Nam học là một ngành khoa học cơ bản thuộc mô hình đại học nghiên cứu, Bộ môn Văn học và Nghệ thuật chọn lựa các lĩnh vực nghiên cứu sâu bao gồm một số hướng chính sau:

  • Văn học Việt Nam trong bối cảnh khu vực (Đông Á, Đông Nam Á)
  • Nghệ thuật Việt Nam nhìn từ truyền thống, vùng văn hoá, tộc người
  • Những vấn đề văn học, nghệ thuật Việt Nam nhìn từ các xu thế nghiên cứu đương đại quốc tế
  • Các luồng tư tưởng, thi pháp quốc tế ảnh hưởng đến lịch sử văn học, nghệ thuật Việt Nam
  • Văn học dịch Việt Nam

Với những định hướng lớn đó, Bộ môn có kế hoạch triển khai những đề tài nghiên cứu tương ứng với chuyên môn của từng cán bộ giảng viên hoặc nhóm các giảng viên. Bộ môn cũng tham gia tư vấn, hướng dẫn và phản biện khoá luận tốt nghiệp cho sinh viên, hướng dẫn hiệu quả các công trình nghiên cứu khoa học sinh viên có liên quan đến định hướng nêu trên.

Bộ môn hiện đang liên kết và có quan hệ hợp tác thường xuyên với các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy sau:

– Khoa Văn học – Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG Hà Nội

– Khoa Văn học và Ngôn ngữ – Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh

– Phòng Văn học Việt Nam cổ-trung đại, Phòng Văn học dân gian – Viện Văn học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

– Bộ môn Văn học trung đại – Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm I Hà Nội

– Viện Âm nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay540
  • Tháng hiện tại38,078
  • Tổng lượt truy cập911,717
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây