01/12/2023 13:44 GMT+7

Nhóm lưu học sinh 8 quốc gia đoạt giải nhất cuộc thi nói tiếng Việt

Với phần trình diễn về chủ đề “Tiếng Việt chạm vào trái tim thế giới”, nhóm lưu học sinh Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đoạt giải nhất tại cuộc thi Hùng biện tiếng Việt dành cho lưu học sinh nước ngoài năm 2023.

Lưu học sinh Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đoạt giải nhất tại cuộc thi Hùng biện tiếng Việt 2023 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Lưu học sinh Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đoạt giải nhất tại cuộc thi Hùng biện tiếng Việt 2023 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Hơn 600 lưu học sinh tham gia cuộc thi nói tiếng Việt

Ngày 1-12, vòng chung kết toàn quốc cuộc thi "Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài năm 2023" diễn ra tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM.

Với chủ đề "Việt Nam trong tôi", các lưu học sinh nước ngoài chia sẻ bằng tiếng Việt những hiểu biết về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, những kỷ niệm sâu sắc về cuộc sống, học tập và sinh hoạt tại Việt Nam, về tình đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam với đất nước của lưu học sinh.

Cuộc thi trải qua vòng thi sơ khảo tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam với hơn 600 lưu học sinh đến từ 15 quốc gia tham dự. Năm nay cũng là năm đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi Hùng biện tiếng Việt cho lưu học sinh nước ngoài với quy mô cả nước.

Tham dự vòng chung kết có 12 đội thi gồm lưu học sinh đến từ các nước: Úc, Campuchia, Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc… đang học tập tại các cơ sở đào tạo trên toàn quốc.

Đáng chú ý là phần thi về chủ đề "Tiếng Việt chạm vào trái tim thế giới" có sự kết hợp của các lưu học sinh 8 quốc gia: Nga, Ukraine, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, Hàn Quốc và Việt Nam. Lưu học sinh đã mặc áo bà ba, áo dài, trang phục của liền anh liền chị khi hát quan họ để thể hiện tiếng Việt lớn lên cùng với văn hóa lịch sử dân tộc, đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc: "Việt Nam đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ" - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc: "Việt Nam đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ" - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc chia sẻ: "Chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều lưu học sinh nước ngoài nói tiếng Việt rất giỏi, kết hợp với thuyết trình, kể chuyện, diễn kịch, ngâm thơ, đọc ca dao và cả hát bằng tiếng Việt, qua đó tạo nên những bài dự thi vô cùng độc đáo và đa sắc màu.

Các thí sinh không chỉ sử dụng tiếng Việt thuần thục, mà có sự hiểu biết rất sâu sắc về đất nước, con người Việt Nam và thực sự đã hòa mình vào văn hóa Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng thông qua cuộc thi, các bạn lưu học sinh nước ngoài, các em học sinh, sinh viên Việt Nam, các thầy cô giáo sẽ có thêm một diễn đàn để giao lưu chuyên môn, văn hóa, nuôi dưỡng và vun đắp tình hữu nghị trên cơ sở ngôn ngữ chung là tiếng Việt".

Bạn Arabella Bennett (học viên người Úc, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay: "Nhóm mình có 17 bạn tham gia phần thi. Chúng tôi đã cùng nhau tập luyện vài tuần cho tiết mục hôm nay. Tôi rất hứng thú nhưng cũng có chút lo lắng, luôn cố gắng hết sức cho phần thi. Tôi rất quan tâm đến châu Á và có mong muốn làm việc ở Việt Nam". 

Kết quả chung cuộc có 6 giải khuyến khích, 3 giải ba, 2 giải nhì và 1 giải nhất.

Đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho hay: "Hiện nay, có khoảng 22.000 lưu học sinh nước ngoài đang học tập tại trên 160 cơ sở đào tạo ở Việt Nam. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam tiếp nhận, đào tạo hơn 45.000 lưu học sinh nước ngoài đến từ 102 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trung bình, hằng năm có từ 4.000 đến trên 6.000 lưu học sinh được tiếp nhận vào các cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Cùng với xu hướng đào tạo của các nước trên thế giới, lấy nền tảng ngôn ngữ là chìa khóa mở cánh cửa đầu tiên trong hành trình học tập đầy hứa hẹn nhưng cũng nhiều thử thách, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam luôn xác định yếu tố then chốt quyết định chất lượng giảng dạy, học tập của lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam là trình độ tiếng Việt. Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực tiếng Việt luôn được xem là một nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt trong quá trình đào tạo tại tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc".

Lưu học sinh nước Lào, Trường đại học Cửu Long thể hiện không gian văn hóa miền Tây Nam Bộ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Lưu học sinh nước Lào, Trường đại học Cửu Long thể hiện không gian văn hóa miền Tây Nam Bộ - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Lưu học sinh Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh thể hiện về vẻ đẹp của dân ca ví dặm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Lưu học sinh Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh thể hiện về vẻ đẹp của dân ca ví dặm - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Lưu học sinh nước ngoài thi Hùng biện tiếng ViệtLưu học sinh nước ngoài thi Hùng biện tiếng Việt

Lưu học sinh các nước đang học tập tại Việt Nam mặc áo dài, áo bà ba, đeo khăn rằn, ca hát, đọc thơ… tại cuộc thi Hùng biện tiếng Việt.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên