Kính thưa các quý thầy cô, các anh chị, các bạn sinh viên đang có mặt tại buổi Tọa đàm Nghiên cứu khoa học : “Dấn thân để trưởng thành” ngày hôm nay. Tôi là Đinh Thu Phương, sinh viên K66 Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, ngày hôm nay vinh dự được chia sẻ đến chương trình về câu chuyện khi tham gia Nghiên cứu khoa học Sinh viên trong năm nhất của mình.
Năm học vừa rồi, tôi đã tham gia nghiên cứu cùng với bạn cùng lớp là sinh viên Nguyễn Vũ Thái Dương với đề tài: Kinh đô Thăng Long thời Lý trong kiến trúc cung điện Việt Nam. Và đề tài này đến với tôi cũng rất thú vị, khi tôi đọc nhầm tin nhắn của bạn từ “Hoàng Thành Thăng Long” sang “Thành Hoàng Làng”. Nhưng với mong muốn được nghiên cứu và trách nhiệm, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài và hoàn thành sau khoảng 3- 4 lần định từ bỏ. Và đã từng là một sinh viên năm nhất tham gia nghiên cứu, tôi đã dựa trên trải nghiệm của bản thân để chia sẻ và đưa ra những cách khắc phục của bản thân như sau:
Với hành trình nghiên cứu, tôi đã đề ra 5 thách thức chính :
1. Đặt tên đề tài: Lựa chọn và đặt tên đề tài là một vấn đề quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện công trình khoa học. Với việc lựa chọn tên đề tài, chúng ta cần đảm bảo các yếu tố
- Mới mẻ
- Khả năng tìm kiếm tài liệu
- Khả năng thực hiện
- Tinh ứng dụng và ý nghĩa của đề tài
Với nhiều yếu tố được đưa ra như vậy, tôi xin đưa ra cách giải quyết như sau: Nên chủ động đọc trước các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu, cùng thảo luận với các thanh viên nhôm nghiên cứu (nếu có). Và cũng đừng quên tìm sự trợ giúp từ giáo viên hướng dẫn để hoan thanh bài nghiên cứu một cách tốt nhất.
2. Chọn lọc tài liệu tham khảo: Đây có lẽ là khó khăn dường như bạn sinh viên nào khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cũng gặp phải. Có những vấn đề thường gặp như:
- Khó khăn khi quản lý và sử dụng tài liệu tham khảo hiệu quả
- Thụ động khi tìm tài liệu từ nguồn internet, sách vở, giao trinh,…
- Có mâu thuẫn trong quan điểm cùng một vấn đề ở nhiều tài liệu khác nhau
- Tìm kiếm và sử dụng tài liệu nước ngoài bị hạn chế
Chúng ta cần định dạng ý tưởng và định vị nguồn tài liệu trước khi bắt tay vào làm bản nghiên cứu tổng.
3. Chưa biết lập kế hoạch cụ thể: Với vấn đề này, sinh viên năm nhất thường không đủ thời gian hoan thanh công việc và bị lỡ một phần công việc hay quá hạn hoan thanh. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta nên dùng sổ cá nhân để ghi chép tất cả các hoạt động . Tránh xao nhãng bởi môi trường làm việc xung quanh hay từ sức hấp dẫn của các trang mạng xã hội,… Sử dụng tối đa công cụ lịch Google Calendar hay các ứng dụng lịch có sẵn trong máy tinh, điện thoại hoặc lịch giấy.
4. Kỹ năng làm việc nhóm chưa tốt: Mâu thuẫn nội bộ về vấn đề phân công việc, định hướng, trách nhiệm,… và tâm lý chán nản ảnh hưởng khi có ý định muốn dừng nghiên cứu là vấn đề của kỹ năng làm việc nhôm. Để xử lý vấn đề, ta nên chia theo các bước:
- Chia sẻ kế hoạch cá nhân và cùng nhau xem xét các kế hoạch đó
- Đặt mục tiêu chung
- Phân chia vai trò và nhiệm vụ
- Bắt đầu đi tìm tài liệu nghiên cứu
5. Trình bày báo cáo toàn văn: Sau tất cả các bước, việc còn lại cần làm là hoàn thiện báo cáo toàn văn. Với bước gần như là cuối cùng này, sẽ có vấn đề gặp phải là có quá nhiều kết quả nghiên cứu được tìm thấy và gây ra tình trạng khó sắp xếp theo trình tự logic các phần đã nghiên cứu. Ngoài ra, việc trích nguồn và làm mục lục cũng gặp phải nhiều khó khăn cho sinh viên năm nhất vì chưa có nhiều kinh nghiệm làm tiểu luận.
Với những khó khăn này, việc cần làm được gợi ý là nhờ sự hỗ trợ của các thầy cô hướng dẫn để định hướng dàn bài cho hợp lý. Sau đó sẽ chia nhỏ nội dung bài để hoàn thiện bài viết (nếu có nhôm nghiên cứu). Cũng vì thế mà việc tham gia vào các buổi học kỹ năng của Trường, Khoa,… là vô cùng cần thiết để nâng cao khả năng trình bày, làm mục lục,…
Như vậy, trên đây là câu chuyện của tôi với những thách thức khi là một sinh viên năm nhất tham gia Nghiên cứu khoa học Sinh viên. Và như tôi cũng đã trình bày, để có thể vượt qua những thách thức khi tham gia Nghiên cứu khoa học sinh viên, tôi nghĩ sẽ cần:
- Đam mê
- Kiên trì
- Có kiến thức
- Không ngại “thử” những cách riêng
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các bạn sinh viên đã lắng nghe. Chúc các thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc, công tác tốt, chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe, học tập đạt kết quả cao và sẽ thành công “dấn thân để trưởng thành”.