Giới thiệu chung (Cử nhân)

Thứ năm - 27/12/2012 19:49

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

  • Tên ngành đào tạo: + Tiếng Việt: Việt Nam học + Tiếng Anh: Vietnamese Studies
  • Mã số ngành đào tạo: 52220113
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm
  • Tên văn bằng sau tốt nghiệp: + Tiếng Việt: Cử nhân ngành Việt Nam học + Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Vietnamese Studies
- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Việt Nam học có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, có kỉ luật, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Việt Nam học, có kĩ năng thực hành về quan hệ quốc tế và năng lực giao tiếp xã hội, sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn. Cử nhân Việt Nam học có thể làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, nước ngoài, các tổ chức quốc tế... Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học gồm 2 hướng chuyên ngành với mục tiêu cụ thể cho mỗi hướng chuyên ngành như sau:
  • Hướng chuyên ngành A: Việt Nam học cho người Việt Nam Chương trình này dành cho đối tượng sinh viên là người Việt Nam. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức thuộc các lĩnh vực về Việt Nam học như: lịch sử, văn học, ngôn ngữ, kinh tế - xã hội Việt Nam .... Đồng thời, sinh viên còn được trang bị các kiến thức cho các hoạt động nghiệp vụ cần thiết như: nghiệp vụ báo chí, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ văn phòng, giảng dạy tiếng Việt, dịch thuật, ngọai ngữ chuyên ngành ...
  • Hướng chuyên ngành B: Việt Nam học cho người nước ngoài Chương trình này dành cho đối tượng sinh viên là người nước ngoài. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, về Việt Nam học, văn hóa Việt Nam... và một số kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ cần thiết như: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng tiếng Việt và một số môn tiếng Việt chuyên ngành phục vụ cho nghiên cứu và cho các hoạt động nghiệp vụ như họat động văn phòng, họat động du lịch, giảng dạy tiếng Việt, biên soạn từ điển, dịch thuật,...

3. Thông tin tuyển sinh

  • Người Việt Nam: tuyển sinh trong các đợt thi tuyển sinh đại học cấp quốc gia, thí sinh có thể dự thi theo các khối C (Văn, Sử, Địa), D1 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • Người nước ngoài: xét tuyển theo các văn bản sau: + Quy chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam (Ban hành theo quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT, ngày 25/8/1999 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT); + Công văn số 278/ĐT ngày 20/10/2003 của ĐHQGHN: Hướng dẫn về việc xét tuyển người nước ngoài vào học tại Đại học Quốc gia Hà Nội; + Công văn số 2537/XHNV-ĐT, ngày 29/12/2011 củaTrường ĐHKHXH&NV: Hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh và quản lí đào tạo sinh viên nước ngoài học tại khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay255
  • Tháng hiện tại108,677
  • Tổng lượt truy cập1,671,498
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây