Chuẩn đầu ra của chương trình đạo tạo (Cao học)

Thứ tư - 09/10/2019 09:38
1. Chuẩn về kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn: 1.1. Kiến thức chung trong Đại học Quốc gia Hà Nội: - Nắm được kiến thức nền tảng chung về triết học; nắm được kiến thức chung về  phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhận thức đúng đắn về lý luận và  đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước; có nhân sinh quan chân chính và thế giới quan khoa học tiến bộ. - Sử dụng được một ngoại ngữ ở mức B1 trở lên theo khung tham chiếu châu Âu. 1.2. Kiến thức nhóm chuyên ngành và chuyên ngành: - Có kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu Việt Nam học theo lý thuyết khu vực với phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành, chuyên ngành theo lĩnh vực; nắm vững các thủ pháp, thủ thuật, kĩ thuật và công cụ trong nghiên cứu Việt Nam học. - Có kiến thức nâng cao về đất nước và con người Việt Nam (bao quát những vấn đề, lĩnh vực thuộc khoa học Xã hội – Nhân văn: văn hóa, lịch sử, dân tộc, chính trị, kinh tế, du lịch, xã hội, ngôn ngữ, văn học, báo chí và truyền thông Việt Nam ….) - Nắm vững một cách chuyên sâu, có hệ thống các hiện tượng, các khái niệm, nội dung, các mối liên hệ và qui luật phát triển của nhóm ngành và từng chuyên ngành cụ thể, từng bước lý giải và vận dụng chúng vào hoạt động thực tiễn, phát triển văn hóa, xã hội Việt Nam trong thời kì hội nhập. 1.3. Yêu cầu đối với luận văn:       Luận văn thạc sĩ trong chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học được xác định là một công trình khoa học thể hiện mức độ nắm vững các kiến thức chuyên môn về lý thuyết, thực hành và kỹ năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu của học viên trong việc giải quyết một vấn đề khoa học cụ thể thuộc lĩnh vực Việt Nam học. Đề tài luận văn thuộc một vấn đề khoa học do người hướng dẫn đề nghị, được Bộ môn và Thường trực Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa VNH &TV thông qua, được Hiệu trưởng Trường đại học KHXH&NV ra quyết định giao đề tài, người hướng dẫn. Học viên thực hiện luận văn theo đề tài được giao dưới sự hướng dẫn của cán bộ được phân công. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ được tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập để xử lý những vấn đề cụ thể của đề tài. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là thành quả nghiên cứu của riêng tác giả luận văn; nội dung của luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào của người khác; việc sử dụng tài liệu, tư liệu của người khác nếu chưa công bố phải được sự đồng ý của tác giả, còn nếu đã công bố phải có trích dẫn rõ ràng; luận văn phải thể hiện khả năng nghiên cứu độc lập, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, đạo đức nghiên cứu và niềm đam mê nghiên cứu của học viên. Luận văn thạc sĩ trong chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học có dung lượng khoảng 80 trang A4, được chế bản theo mẫu qui định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Chuẩn về kĩ năng a) Kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng cứng): Học viên trình độ thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học được trang bị những kỹ năng chủ yếu sau đây: - Kỹ năng nghiên cứu khoa học và giảng dạy Việt Nam học. - Kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khu vực học; kỹ năng khảo sát, điều tra, điền dã, nghiên cứu và thu thập tư liệu thực địa; bước đầu phân tích, tổng hợp tư liệu theo hướng liên ngành để giải quyết một vấn đề cụ thể liên quan đến Việt Nam học. - Biết ứng dụng kiến thức về lý luận và phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành trong quá trình triển khai các đề tài nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu, nhằm bước đầu nâng cao khả năng độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học. - Có phương pháp tư duy khoa học, có khả năng phân tích, tổng hợp đánh giá những vấn đề cụ thể liên quan đến đất nước và con người Việt Nam. b) Kỹ năng bổ trợ: - Kỹ năng cá nhân: có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động trong công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Kỹ năng thuyết trình và tiếp nhận thông tin: có kỹ năng thuyết trình và truyền đạt, giảng dạy về Việt Nam học; biết chủ động tiếp cận và tích cực lĩnh hội các thông tin khoa học mới, các hướng, phương pháp nghiên cứu mới, … - Kỹ năng giao tiếp: biết vận dụng kiến thức văn hóa và kinh nghiệm ứng xử vào hoạt động thực tiễn, từng bước thiết lập và phát triển các hoạt động hợp tác trong nghiên cứu khoa học, nhất là với giới nghiên cứu khoa học nước ngoài quan tâm đến Việt Nam học; có trình độ ngoại ngữ B1 (khung tham chiếu châu Âu), để đọc, hiểu và tiếp cận với những nguồn tài liệu nước ngoài và trao đổi học thuật với chuyên gia quốc tế. - Kỹ năng công nghệ thông tin: sử dụng thành thạo các công cụ tin học như các phần mềm văn phòng (Microsoft Word, Excel, Powerpoint, …) và các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn; thành thạo trong việc tìm kiếm tài liệu trên Internet phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu; có khả năng tiếp cận với các nguồn số hóa, đơn phương (web) và 2 chiều (email), giao tiếp từ xa…. 3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức a) Trách nhiệm công dân: Có ý thức bảo vệ môi trường, tư duy phát triển bền vững và ý thức phục vụ cộng đồng. b) Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ: Có đạo đức khoa học, chuyên nghiệp, tích cực khám phá kiến thức, tìm tòi thực tiễn góp phần thúc đẩy chuyên ngành Việt Nam học không ngừng phát triển. c) Thái độ tích cực, yêu nghề: Trung thực, có ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp, yêu công việc. 4. Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp - Thạc sĩ Việt Nam học có thể đảm nhiệm các công việc chuyên môn liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau, đặc biệt có ưu thế ở những công việc đòi hỏi khả năng nghiên cứu tổng hợp, liên ngành. - Thạc sĩ Việt Nam học có thể giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực, các học phần trong chương trình đào tạo Việt Nam học tại các  trường cao đẳng, đại học, các học viện, viện nghiên cứu trên phạm vi cả nước. - Thạc sĩ Việt Nam học có thể  trở thành các  chuyên viên, chuyên gia phân tích, tư vấn những vấn đề liên quan đến đất nước và con người Việt Nam; về chính sách và tiềm năng phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế, du lịch, đầu tư, môi trường…tại các Sở, Phòng, Ban, Ngành trong phạm vi cả nước và các công ty, tổ chức, cơ quan phi chính phủ, cơ quan tổ chức quốc tế…v.v. - Thạc sĩ Việt Nam học có thể đảm nhiệm công việc liên quan đến các hoạt động nghiệp vụ như: giảng dạy tiếng Việt, hướng dẫn du lịch, biên tập, làm công tác xuất bản, …v.v, tại các cơ quan báo chí - truyền thông, các nhà xuất bản, các cơ quan trong hệ thống chính trị... 5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp Học viên tốt nghiệp cao học ngành Việt Nam học có thể làm việc ở các đơn vị kinh tế, xã hội, văn hóa có quan hệ giữa Việt Nam và các nước; có thể nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học, tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam ở các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam và các nước trên thế giới. Thạc sĩ Việt Nam học có thể tiếp tục học tập ở bậc tiến sĩ chuyên ngành Việt Nam học tại các trường Đại học và Viện nghiên cứu ở Việt Nam và các nước trên thế giới. 6. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo 6.1. Tài liệu trong nước
  1. Chính phủ: Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chí phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014-2015.
  2. 2. Bộ GD&ĐT: Quyết định số 44/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học.
  3. Bộ GD&ĐT: Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Qui chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam.
  4. ĐHQG Hà Nội: Công văn số 278/ĐT ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Giám đốc ĐHQGHN: Hướng dẫn về việc xét tuyển người nước ngoài vào học tại ĐHQGHN.
  5. ĐHQG Hà Nội: Công văn số 1509/QĐ-TCCB ngày 24 tháng 04 năm 2008 của Giám đốc ĐHQGHN về việc thành lập Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt thuộc Trường Đại học KHXH&NV và giao nhiệm vụ đào tạo ngành Việt Nam học (chuyên ngành A và chuyên ngành B) trên cơ sở Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam.
  6. 6. ĐHQG Hà Nội: Công văn số 1881/HD-ĐT ngày 04 tháng 06 năm 2013 về việc hướng dẫn xây dựng qui hoạch ngành/ chuyên ngành đào tạo của ĐHQGHN giai đoạn 2014-2020.
  7. ĐHQG Hà Nội: Công văn số 1511/SĐH ngày 12 tháng 10 năm 2006 về việc hướng dẫn chuyển đổi chương trình đào tạo sau đại học phù hợp với thể thức đào tạo tín chỉ.
  8. ĐHQG Hà Nội: Công văn số 1941/SĐH ngày 15 tháng 11 năm 2006 về việc hướng dẫn xây dựng khung chương trình đào tạo sau đại học.
  9. 9. ĐHQG Hà Nội: Quyết định số 3810/KHCN ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về Ban hành Quy chế đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
  10. ĐHQG Hà Nội: Quyết định số 665/SĐH, ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Giám đốc ĐHQG Hà Nội về Quy định tạm thời về mở chuyên ngành và sửa đổi khung chương trình đào tạo sau đại học;
  11. ĐHQG Hà Nội: Công văn số 1885/ĐHQGHN-KHTC ngày 24 tháng 06 năm 2010 về việc dự thảo phương án thí điểm về kinh phí đào tạo sau đại học ở ĐHQG Hà Nội.
  12. ĐHQG Hà Nội & Viện KHXH Việt Nam: Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, 6 tập. Nxb ĐHQG.
  13. Trường ĐHKHXHNV số 2537/XHNV/ĐT, ngày 29/12/2011: Hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh và quản lý đào tạo sinh viên NN học tại Khoa VNH&TV.
  14. Viện VNH&KHPT: Đề án mở chuyên ngành đào tạo thạc sỹ Việt Nam học, 2003.
  15. Viện VNH&KHPT: Đề án “Đào tạo thạc sỹ Việt Nam học đạt trình độ quốc tế” (trong nhiệm vụ chiến lược phát triển chuyên ngành Việt Nam học đạt trình độ quốc tế), 2007.
  16. Viện VNH&KHPT (ĐHQG  Hà  Nội),  ĐHSP  Hà  Nội,  Trường  ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh). Kỷ yếu Hội thảo Thống nhất chương trình đào tạo ngành Việt Nam học ở Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 2009.
6.2. Tài liệu nước ngoài:
  1. The Graduate University for Advanced Studies - Sokendai, Doctoral Program in Japanese Studies
  2. The George Washington University, Graduate Program Handbook American Studies 2009-10, A Program in American Studies;
  3. The University of  Maryland,  A in  American  Studies Program Description;
  4. Ewha Woman University, A of Philosophy in Korean Studies (Korean Culture) program.
  5. The National Institute of Development Administration (NIDA), Doctor of Philosophy Program in Chinese Studies (International and Continuing Program from M.A. to Ph.D.), Curriculum 2011;
  6. Yonsei University, Doctoral Degree Programs in Korean Studies;
  7. Chulalongkorn University, M.A Program in Thai Studies Program.
6.3. Các khung chương trình đào tạo của các chuyên ngành đào tạo tương tự áp dụng trong 5 năm trở lại đây
  1. Chương trình đào tạo Trung Quốc học tại Viện Nghiên cứu phát triển hành chính quốc gia (Thái Lan)
  2. Chương trình đào tạo Nhật Bản học tại Trung tâm Quốc tế nghiên cứu Nhật Bản học (Nhật Bản)
  3. Chương trình đào tạo Thái học tại trường Đại học Chulalongkorn (Thái Lan).
  4. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Việt Nam học tại Viện VNH&PT, Đại học Quốc gia Hà Nội (hệ chuẩn và trình độ quốc tế).
  5. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Việt Nam học tại Trường đại học Sư phạm 1 Hà Nội.
  6. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Việt Nam học tại Trường đại học KHXH&NV, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
  7. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quốc tế học tại Trường đại học KHXH&NV, ĐHQGHN.
  8. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Đông phương học tại Trường đại học KHXH&NV, ĐHQGHN.
  9. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Lịch sử Văn hóa Việt Nam tại Trường đại học KHXH&NV, ĐHQGHN.
  10. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Nhân học tại Trường đại học KHXH&NV, ĐHQGHN.
7. Chuẩn trình độ ngoại ngữ đầu ra chương trình đào tạo thạc sĩ Việt Nam học: Tương đương bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho VIệt Nam .  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập57
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay5,506
  • Tháng hiện tại103,545
  • Tổng lượt truy cập1,827,016
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây