Thông tinh tuyển sinh (Cao học)

Thứ tư - 09/10/2019 09:31
1. Môn thi tuyển sinh: * Môn thi Cơ bản:                Triết học * Môn thi Cơ sở:                  Cơ sở Văn hóa Việt Nam * Môn thi Ngoại ngữ:           Một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung. (theo quy định chung của ĐHQGHN) 2. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ Việt Nam học phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng (hoặc phù hợp) với chuyên ngành Việt Nam học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui ngành gần với ngành Việt Nam học, đã học bổ sung kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học; - Có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành Việt Nam học (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi), trừ người có bằng tốt nghiệp đại học đạt loại khá trở lên, ngành đúng (hoặc phù hợp) với chuyên ngành Việt nam học; - Có đủ sức khỏe để học tập; - Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 3. Hình thức xét tuyển 3.1. Đối tượng xét tuyển: Người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được xét tuyển vào học tại Đại học Quốc gia Hà Nội, gọi chung là lưu học sinh gồm: - Lưu học sinh theo hiệp định kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài; - Lưu học sinh theo hợp tác ký kết giữa Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc giữa đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với cơ sở đào tạo hoặc tổ chức giáo dục nước ngoài; - Lưu học sinh theo hình thức tự đăng kí. 3.2. Điều kiện xét tuyển: - Có đủ trình độ và năng lực học vấn, chuyên môn đáp ứng các yêu cầu học tập, nghiên cứu của chương trình đào tạo. Cụ thể, đối với trình độ thạc sĩ: tốt nghiệp trình độ đại học ngành đúng (hay phù hợp) với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ Việt Nam học; - Lưu học sinh học chuyển tiếp theo chương trình trao đổi được ký kết giữa Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc các đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với cơ sở đào tạo ở nước ngoài được tiếp nhận và bố trí học tập theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên; - Có đủ trình độ tiếng Việt đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của chương trình đào tạo thạc sĩ Việt Nam học. Cụ thể: + Đạt yêu cầu tại kì kiểm tra trình độ tiếng Việt do Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức thực hiện + Lưu học sinh thuộc một trong trong các diện sau đây được miễn kiểm tra tiếng Việt: đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Việt tại nước ngoài; tốt nghiệp lớp dự bị tiếng Việt tại các cơ sở đào tạo phù hợp được Đại học Quốc gia công nhận; tốt nghiệp chương trình đại học mà ngôn ngữ sử dụng trong học tập là tiếng Việt; - Được ít nhất 1 nhà khoa học cùng chuyên ngành đăng kí dự tuyển giới thiệu; - Đủ sức khỏe để học tập, nghiên cứu theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; - Có minh chứng về khả năng đảm bảo tài chính để học tập, nghiên cứu và sinh hoạt 4. Danh mục các ngành đúng (hoặc phù hợp), ngành gần: 4.1. Ngành đào tạo đại học có ngành đúng (hoặc phù hợp), gồm các ngành: Việt Nam học, Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam và sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Việt  tại các Trường Đại học ở nước ngoài. 4.2. Ngành đào tạo đại học có ngành gần gồm các ngành: Lịch sử, Ngôn ngữ học, Văn học, Triết học, Báo chí, Nhân học, Quốc tế học, Luật học, Quản lý xã hội, Chính trị học, Hán Nôm, Xã hội học, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Khoa học môi trường, Địa lý học, Kinh tế học, Văn hóa học, Quản lý văn hóa. 4.3. Ngành đào tạo đại học có ngành khác gồm các ngành (do tính liên ngành của chuyên ngành Việt Nam học) thuộc các ngành khoa học xã hội như: Thông tin học, Lưu trữ học, Công tác xã hội, Văn hóa các dân tộc thiểu số VN, Ngữ văn các nước (Anh, Pháp, Đức, Trung, Nhật, Nga, Hàn Quốc), Sư phạm tiếng Pháp (Nhật, Trung Quốc…)…v.v. 5. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức 5.1. Đối với các thí sinh thuộc ngành gần cần học các học phần bổ sung kiến thức sau, gồm 7 môn = 20 tín chỉ:
STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
1 HIS 1053 Lịch sử văn minh thế giới 03
2 HIS 1056 Cơ sở văn hóa Việt Nam 03
3 VLC….. Nhập môn Việt Nam học 03
4 HIS 1100 Lịch sử Việt Nam đại cương 03
5 LIN 1100 Việt ngữ học đại cương 02
6 LIT 1101 Văn học Việt Nam đại cương 03
7 VLC 2007 Các dân tộc Việt Nam  03
 5.2. Đối với các thí sinh thuộc ngành khác cần học các học phần bổ sung kiến thức sau, gồm 10 môn = 26 tín chỉ
STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
1 HIS 1053 Lịch sử văn minh thế giới 03
2 HIS 1056 Cơ sở văn hóa Việt Nam 03
3 VLC….. Nhập môn Việt Nam học 03
4 HIS 1100 Lịch sử Việt Nam đại cương 03
5 LIN 1100 Việt ngữ học đại cương 02
6 LIT 1101 Văn học Việt Nam đại cương 03
7 VLC 2007 Các dân tộc Việt Nam  03
8 EVS1001 Môi trường và phát triển 02
9 VLC3054 Địa lý Việt Nam 02
10 INE1014 Kinh tế học đại cương 02
Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học chính qui thuộc ngành gần và ngành khác với ngành Việt Nam học (mục 3.4.2, 3.4.3) đủ điều kiện tham gia thi tuyển sau khi đã hoàn thành chương trình bổ túc kiến thức. Trường hợp các học phần trong chương trình đào tạo cử nhân của các thí sinh trùng với các học phần trong danh mục các học phần bổ sung kiến thức thì được miễn đào tạo. Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ tổ chức học bổ túc kiến thức cho những thí sinh có nguyện vọng dự thi. 6. Dự kiến quy mô tuyển sinh: từ 15-25 học viên/khóa

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay5,586
  • Tháng hiện tại103,625
  • Tổng lượt truy cập1,827,096
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây