Mời tham gia hội thảo về văn hoá truyền thống VN

Thứ sáu - 21/03/2014 11:10
Hội thảo "Việt Nam: Những phương diện văn hoá truyền thống" dự kiến được tổ chức vào tháng 10 năm 2014 tại Hà Nội. Kính mời các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà giáo, nhà báo và bạn đọc viết bài tham gia hội thảo.
Hội thảo "Việt Nam: Những phương diện văn hoá truyền thống" dự kiến được tổ chức vào tháng 10 năm 2014 tại Hà Nội. Kính mời các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà giáo, nhà báo và bạn đọc viết bài tham gia hội thảo. 1. Đặt vấn đề Việt Nam học là địa hạt học thuật nghiên cứu liên ngành về đất nước và con người Việt Nam. Riêng Nhân văn học Việt Nam đã bao hàm nhiều phương diện: lịch sử, văn hóa, văn học, ngôn ngữ, tôn giáo - tín ngưỡng, phong tục - tập quán... Chính những phương diện này góp phần khẳng định những giá trị Việt Nam từ truyền thống tới hiện tại, làm nổi bật bản sắc Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế hôm nay; Việt Nam học tại Việt Nam trong những năm vừa qua đã có bước phát triển khả quan trong đào tạo và nghiên cứu, càng ngày càng thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu và giảng dạy trong nhiều lĩnh vực. Nhiều hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế với những chủ đề phong phú chung quanh Việt Nam học được mở ra trong những năm gần đây, đặc biệt là Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV (12-2012) tại Hà Nội, rất thành công và đạt được những kết quả tốt đẹp; Tuy nhiên, cũng còn có rất nhiều vấn đề Việt Nam học cần được khai phá và đào sâu, nhất là trên bình diện Văn hoá học. Để hưởng ứng cuộc tiếp sức nghiên cứu này, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức một Hội thảo khoa học chuyên ngành với chủ đề: "VIỆT NAM HỌC: NHỮNG PHƯƠNG DIỆN VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG". Bên cạnh Viện và Trường, Hội thảo này còn có sự hợp tác nhiều mặt của các cơ sở, tổ chức học thuật, xã hội,  như Hội Ngôn ngữ học VN; Hội Ngôn ngữ học Hà Nội; Hội Truyền thông số VN; Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản Văn hóa VN; Viện Ngôn ngữ học, Viện Nghiên cứu Văn hoá; Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam; Viện Đại học Mở Hà Nội; Khoa Việt Nam học - Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG HN; Khoa Việt Nam học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Báo điện tử VietnamNet; Báo Lao Động; Báo Gia Đình Việt Nam; Báo Người Đô Thị (TP Hồ Chí Minh); Báo Bắc Giang... 2. Thời gian, dự kiến: Cuối tháng 10-2014. 3. Địa điểm: Tại Hà Nội. 4. Đối tượng tham gia: Các nhà khoa học, chuyên gia chuyên ngành có liên quan tới Việt Nam học, các nhà hoạt động văn hoá - xã hội, các nhà giáo, nhà báo và truyền thông cũng như đông đảo các bạn có quan tâm. 5. Nội dung Hội thảo, bao gồm những vấn đề sau: + Các vấn đề cơ bản của Văn hoá học: những khái niệm cần yếu (văn hoá, văn hoá học, bản sắc văn hoá, truyền thống văn hoá, di sản văn hoá, bảo tồn văn hoá,...); những vấn đề quan tâm nghiên cứu của Văn hoá học và Văn hoá Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực khoa học nhân văn: văn học, sử học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tôn giáo - tín ngưỡng, văn hoá giao tiếp - phong tục tập quán - trang phục - ẩm thực...; + Những vấn đề liên quan đến bản sắc văn hoá mỗi dân tộc, trong đó có bản sắc văn hoá Việt Nam: Thế nào là bản sắc VH VN; Tọa độ và không gian VH VN; Những nhân tố làm nên bản sắc VH VN; Nhân tố nào giữ vai trò chủ đạo làm nên nền tảng một nền văn hoá "đậm đà bản sắc dân tộc";  Trong các lĩnh vực làm nên bản sắc VH VN lĩnh vực nào cần quan tâm hơn...; +  Diện mạo văn hoá VN từ quá khứ đến hiện đại, những vấn đề liên quan đến di sản VH VN: Thế nào là di sản đích thực của VH VN; Cần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc VH VN thế nào trong xu hướng hội nhập với thế giới VN; Quan điểm về sự tiếp nhận VH nước ngoài; v.v. 6. Quy cách báo cáo + Mỗi cá nhân có thể gửi một hay nhiều báo cáo; + Toàn văn báo cáo khoảng 3.000-5.000 chữ, dùng phông chữ Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13-14, dàn trang trên khổ giấy A4; Lưu ý các sơ đồ, bảng biểu phức tạp (vẽ riêng và gửi kèm bản PDF); Ảnh minh họa có thể scan gửi kèm file ảnh hoặc gửi bản gốc; + Mỗi báo cáo có bản tóm tắt (abstract) bằng tiếng Việt (từ 400-600 từ) và tiếng Anh (dịch từ bản tóm tắt tiếng Việt); + Cuối báo cáo, đề nghị các tác giả ghi rõ các thông tin cá nhân: họ tên, học hàm học vị (nếu có, ghi rõ chuyên ngành nghiên cứu), nơi công tác, địa chỉ liên lạc, số ĐT, email... + Toàn văn báo cáo sẽ được tập hợp in thành Kỉ yếu Hội thảo và phát hành trước khi Hội thảo tiến hành. 7. Thời gian nhận báo cáo Ban Tổ chức bắt đầu nhận báo cáo ngay sau khi Thông báo số 1 được phát hành (tháng 3-2014) đến hết ngày 30-7-2014, theo địa chỉ: -  Ban Tổ chức Hội thảo Việt Nam học 2014, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, 36 Hàng Chuối, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; Email: hoithaovietnamhoc2014@gmail.com; Hotline: 0913344153, 0902001354. - Ban Tổ chức sẽ kịp thời thông báo những thông tin tiếp theo về Hội thảo (trực tiếp bằng văn bản, qua email và qua các cơ quan truyền thông...). 8. Ban Tổ chức, gồm: 1) PGS TS Lại Văn Hùng, Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách khoa thư VN, Tổng biên tập tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN, Đồng Trưởng ban; 2) PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng - TP Hồ Chí Minh, Đồng Trưởng ban; 3) GS TS Đinh Văn Đức, Đại diện Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tại phía Bắc, Phó Trưởng ban - 0902001354; 4) PGS TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban; 5) PGS TS Phạm Văn Tình, Phó Tổng biên tập tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, Thư kí, Ủy viên thường trực - 0913344153; 6 ) Nhà báo Trịnh Vân Ánh, Tổng biên tập báo Bắc Giang, Ủy viên. 7) GS TS Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia VN, Ủy viên; 8) GS TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, Ủy viên; 9) Nhà báo Bùi Sĩ Hoa, Tổng biên tập báo VietnamNet, Ủy viên; 10) PGS TS Nguyễn Xuân Hoà, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, Ủy viên; 11) TS Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Hội Truyền thông Số VN, Ủy viên; 12) PGS TS Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị Di sản Văn hóa VN, Ủy viên; 13) GS TS Đỗ Quang Hưng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, Ủy viên; 14) PGS TS Lê Quang Hưng, Chủ nhiệm Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ủy viên; 15) GS TS Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá - Tổng biên tập tạp chí Văn hóa Dân gian, Ủy viên; 16) PGS TS Nguyễn Thiện Nam, Chủ nhiệm Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG HN, Ủy viên; 17) Nhà báo Lê Thị Bích Ngọc, Tổng biên tập báo Gia Đình Việt Nam, Ủy viên; 18) Nhà báo Trần Duy Phương, Tổng biên tập báo Lao Động, Ủy viên; 19) TS Lê Văn Thanh, Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội, Ủy viên; 20) GS TS Lê Quang Thiêm, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học VN, Ủy viên; 21) Nhà báo Trần Đình Việt, Tổng biên tập báo Người Đô thị, TP HCM, Ủy viên.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay5,488
  • Tháng hiện tại103,527
  • Tổng lượt truy cập1,826,998
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây