- 24/05/2019 09:33:19
- Đã xem: 1730
- Phản hồi: 0
Trong vài thập niên trở lại đây, toàn cầu hóa và các chương trình phát triển nội địa (cấp quốc gia và địa phương),... đã tác động mạnh mẽ đến sinh hoạt văn hóa của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. “Hội nhập” và “hiện đại hóa”, ngoài tác dụng nâng cao đời sống vật chất và khả năng tiếp cận các dịch vụ công, còn gián tiếp kích thích sự tàn lụi của vốn văn hóa tộc người. Văn hóa của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên không nằm ngoài xu hướng đó. Trong các làng Tây Nguyên, từ lâu, đã phát sinh nhiều hiện tượng phức tạp, thách thức khả năng “bảo tồn” các giá trị văn hóa tộc người: nạn “chảy máu cồng chiêng”, sự suy tàn của hệ thống lễ hội và các thực hành văn hóa truyền thống, dẫn đến nguy cơ phá vỡ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đặc biệt, cải đạo (conversion) đã trở thành một hiện tượng mang tính khu vực, thu hút đông đảo người dân các dân tộc tại chỗ tham gia (Thiên Chúa giáo, Tin Lành) ...