Đối thoại liên văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề tiếp nhận lý luận văn học phương Tây ở Việt Nam

Đối thoại liên văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa và vấn đề tiếp nhận lý luận văn học phương Tây ở Việt Nam

  •   27/05/2019 10:02:34
  •   Đã xem: 518
  •   Phản hồi: 0
Hệ thống lý luận văn học của nước ta hiện nay về cơ bản được tiếp nhận từ lý luận văn học phương Tây qua thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI. Đó là kết quả tất yếu của tiếp xúc văn hóa Đông Tây và được đẩy mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa đương đại. Ý nghĩa tích cực, các kết quả tốt đẹp của việc tiếp nhận này không có gì phải nghi ngờ. Lý luận văn học phương Tây đã đem lại cho tư tưởng văn học Việt Nam tính hệ thống chặt chẽ, khoa học, các khái niệm công cụ phân tích văn học mới mẻ, bao trùm các đối tượng phân tích cơ bản như văn bản, thế giới, tác giả và người đọc. Nếu quan niệm lý luận văn học phương Tây là sản phẩm văn hóa tinh thần phương Tây thì công cuộc tiếp nhận này đã đem giá trị văn hóa phương Tây bổ sung, làm giàu cho văn hóa Việt Nam như một thành tố của văn hóa phương Đông. Bài viết này xem xét việc tiếp nhận lý luận văn học phương Tây ở nước ta từ góc nhìn toàn cầu hóa.
TÀI LIỆU: Hướng dẫn xây dựng đề thi và chấm thi theo Định dạng đề thi  đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài

TÀI LIỆU: Hướng dẫn xây dựng đề thi và chấm thi theo Định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài

  •   26/05/2019 11:07:55
  •   Đã xem: 2052
  •   Phản hồi: 0
Hướng dẫn xây dựng đề thi và chấm thi theo Định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài (Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 2098/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Lịch sử văn du ký Việt Nam từ trung đại đến nửa đầu thế kỷ XX

Lịch sử văn du ký Việt Nam từ trung đại đến nửa đầu thế kỷ XX

  •   26/05/2019 11:03:14
  •   Đã xem: 759
  •   Phản hồi: 0
Lịch sử văn du ký là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu riêng mà hiện nay ở Việt Nam vẫn còn thiếu vắng. Chúng tôi xin dựa vào một số quan sát của cá nhân và một số từ điển phổ thông để điểm qua vấn đề này với mục đích đưa ra một ý niệm về một đối tượng có lịch sử vận động, thay đổi. Tuy phê bình văn du ký nửa đầu thế kỷ XX còn khá thưa thớt, mỏng mảnh nhưng nhiều vấn đề hiện đại của văn du ký đều đã được chạm đến, như: văn du ký và tính chân thực của nhật ký, về tính lợi ích của du lịch (gián tiếp nói về sự cần thiết của du ký, nhất là so sánh với văn hóa của người khác để mình tự thay đổi), về tính chất phiêu lưu, thám hiểm của du lịch mà văn du ký cần ghi nhận, về du ký và phụ nữ…
Phát triển năng lực tiếng Việt chuyên ngành cho học viên quốc tế

Phát triển năng lực tiếng Việt chuyên ngành cho học viên quốc tế

  •   25/05/2019 11:39:26
  •   Đã xem: 545
  •   Phản hồi: 0
Một trong những tiêu chí để đánh giá trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế là số lượng sinh viên quốc tế đến học tại trường đại học đó. Hiện nay, sinh viên quốc tế đến học tại các trường đại học Việt Nam ngày càng đông. Để phấn đấu đến năm 2020, chúng ta có một vài trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế theo chỉ tiêu của Chính phủ thì việc nâng cao năng lực tiếng Việt chuyên ngành cho họ là một đòi hỏi khách quan của thời kỳ hội nhập. Dựa trên cơ sở phân tích khái niệm năng lực ngôn ngữ và các phương pháp tiếp cận trong dạy-học ngôn ngữ thứ hai, chúng tôi sẽ đề xuất cách tiếp cận “giảng dạy ngôn ngữ thứ hai qua tri nhận nội dung chuyên ngành” và những lợi ích của cách tiếp cận này như là một giải pháp để tăng cường năng lực chuyên ngành cho học viên quốc tế.
Nâng cao năng lực dự đoán từ tiếng Việt trong ngữ cảnh cho học viên quốc tế

Nâng cao năng lực dự đoán từ tiếng Việt trong ngữ cảnh cho học viên quốc tế

  •   25/05/2019 11:24:29
  •   Đã xem: 1478
  •   Phản hồi: 0
Đoán từ trong ngữ cảnh là một cách để khám phá ý nghĩa của từ mới. Việc học tập ngẫu nhiên thông qua đoán từ trong ngữ cảnh là rất quan trọng trong tất cả các cách học từ vựng. Điều này đúng cho việc học tập của cả người bản ngữ học ngôn ngữ thứ nhất của họ, và cả những người học ngôn ngữ thứ hai. Tuy nhiên, nhiều người đã không có được những điều kiện cần thiết để học loại hình học tập này. Mục đích chính của bài viết này là (1) khẳng định đoán từ trong ngữ cảnh như một cách giảng dạy và học tập và (2) trả lời câu hỏi: nâng cao năng dự đoán từ cho người học bằng cách nào?
Lỗi sử dụng

Lỗi sử dụng "còn" và "vẫn" trong tiếng Việt của người nước ngoài

  •   24/05/2019 10:19:29
  •   Đã xem: 1439
  •   Phản hồi: 0
Lỗi trong quá trình học một ngoại ngữ là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong quá trình hình thành ngôn ngữ của người học ngoại ngữ. Lỗi của người học ngoại ngữ giúp người dạy đánh giá được những giai đoạn phát triển trong quá trình khám phá ngôn ngữ đích của người học, lỗi cũng giúp các nhà sư phạm và soạn sách phát hiện được chiến lược học của người học và giúp người nghiên cứu phát hiện thêm những đặc trưng của ngôn ngữ mà thông qua lỗi của người học, chúng mới được thể hiện rõ ràng hơn. Lỗi trong quá trình học và khám phá tiếng Việt của người nước ngoài cũng mang sứ mệnh như vậy. Trong bài này, chúng tôi đề cập tới lỗi sử dụng hai từ “còn” và “vẫn” ở cương vị phó từ, bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ; ( Đối với trường hợp “vẫn còn”, chúng tôi đánh giá lượng ngữ nghĩa và cách dùng giống như “vẫn”). Trong khi khảo sát lỗi, chúng tôi sử dụng một số thuật ngữ của lý thuyết phân tích lỗi (Error analysis) [2]  như chiến lược giao tiếp (communication strategy), chuyển di giảng dạy (transfer of training), vượt tuyến (overgeneralization).
Biến đổi văn hóa tộc người ở Tây Nguyên: nhìn từ không gian làng*

Biến đổi văn hóa tộc người ở Tây Nguyên: nhìn từ không gian làng*

  •   24/05/2019 09:33:19
  •   Đã xem: 924
  •   Phản hồi: 0
Trong vài thập niên trở lại đây, toàn cầu hóa và các chương trình phát triển nội địa (cấp quốc gia và địa phương),... đã tác động mạnh mẽ đến sinh hoạt văn hóa của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. “Hội nhập” và “hiện đại hóa”, ngoài tác dụng nâng cao đời sống vật chất và khả năng tiếp cận các dịch vụ công, còn gián tiếp kích thích sự tàn lụi của vốn văn hóa tộc người. Văn hóa của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên không nằm ngoài xu hướng đó. Trong các làng Tây Nguyên, từ lâu, đã phát sinh nhiều hiện tượng phức tạp, thách thức khả năng “bảo tồn” các giá trị văn hóa tộc người: nạn “chảy máu cồng chiêng”, sự suy tàn của hệ thống lễ hội và các thực hành văn hóa truyền thống, dẫn đến nguy cơ phá vỡ không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đặc biệt, cải đạo (conversion) đã trở thành một hiện tượng mang tính khu vực, thu hút đông đảo người dân các dân tộc tại chỗ tham gia (Thiên Chúa giáo, Tin Lành) ...
Phạm Đức Dương: Từ văn hóa đến văn hóa học

Phạm Đức Dương: Từ văn hóa đến văn hóa học

  •   23/05/2019 13:53:21
  •   Đã xem: 1571
  •   Phản hồi: 0
Mối quan hệ giữa văn học và báo chí trong ngôn ngữ tiểu phẩm của Ngô Tất Tố

Mối quan hệ giữa văn học và báo chí trong ngôn ngữ tiểu phẩm của Ngô Tất Tố

  •   22/05/2019 13:35:13
  •   Đã xem: 2772
  •   Phản hồi: 0
Ngô Tất Tố là một nhà văn lớn đồng thời cũng là một nhà báo lớn thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX. Sự nghiệp sáng tác của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như: tiểu thuyết, phóng sự, truyện ký lịch sử, khảo cứu, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật… nhưng nổi bật nhất là tiểu phẩm trên báo chí. Trong gần 20 năm viết báo, Ngô Tất Tố đã để lại một khối lượng tiểu phẩm khá đồ sộ. Tính đến nay cùng với những tác phẩm mới tìm thấy, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được 1350 tác phẩm đăng báo của ông với 26 bút danh, nhưng chắc chắn đây chưa phải là con số cuối cùng.

Nghiên cứu

  •   25/12/2012 18:11:14
  •   Đã xem: 4182
  •   Phản hồi: 0
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay44
  • Tháng hiện tại65,368
  • Tổng lượt truy cập867,514
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây