GS Quyên Di thuyết trình tại Khoa

Thứ sáu - 30/11/2012 18:48
Trong chuyến về Hà Nội dự Hội nghị Quốc tế Việt Nam học lần thứ tư, Giáo sư Quyên Di Chúc Bùi đã có buổi thuyết trình tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt vào sáng 29/11/2012.
GS Quyên Di thuyết trình tại Khoa
GS Quyên Di thuyết trình tại Khoa
Trong chuyến về Hà Nội dự Hội nghị Quốc tế Việt Nam học lần thứ tư, Giáo sư Quyên Di Chúc Bùi (Đại học California Los Angeles và Đại học California State, Long Beach) đã nhận lời thuyết trình tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt vào sáng 29/11/2012. Chủ đề của buổi thuyết trình là “Định hướng đào tạo Việt Nam học tại Hoa Kì”. Đây là buổi sinh hoạt khoa học lần thứ hai của Khoa trong năm học 2012-2013. Nhiều cán bộ giáo viên của Khoa, cộng tác viên, và một số giáo viên đã nghỉ hưu và sinh viên quốc tế đã tham dự buổi thuyết trình. Trong hai tiếng đồng hồ, Giáo sư Quyên Di đã giới thiệu tới cử toạ một bức tranh khá tổng quan về các cơ sở có đào tạo Việt Nam học (VNH) và Tiếng Việt mà trong đó Đại học California Los Angeles là một cơ sở có chương trình Việt Nam học khá đông sinh viên chọn học. Giáo sư Quyên Di cho biết ở Hoa Kì có một số trường Đại học giảng dạy về VNH, có các lớp tiếng Việt ở Harvard, hệ thống UC (University of California), Yale, Cornel,… các trung tâm Việt ngữ. Ví dụ riêng khu Cali có hơn 100 trung tâm, ở nhà thờ, chùa, tổ chức cộng đồng, ở các Đại học Cộng đồng. Miền Nam Cali có hơn 15 nghìn học sinh Việt Nam, và khoảng 1500 giáo viên tình nguyện dạy.
Sau phần thuyết trình, GS Quyên Di đã trả lời các câu hỏi của cử toạ. Trong ảnh: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc (Phó Chủ nhiệm Khoa) trao đổi ý kiến với GS Quyên Di. (Ảnh: Trung Hiếu/VSL)
Sau phần thuyết trình, GS Quyên Di đã trả lời các câu hỏi của cử toạ. Trong ảnh: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc (Phó Chủ nhiệm Khoa) trao đổi ý kiến với GS Quyên Di. (Ảnh: Trung Hiếu/VSL)
ThS Đào Văn Hùng (Phó Chủ nhiệm Khoa) trao đổi ý kiến với GS Quyên Di. (Ảnh: Trung Hiếu/VSL)
ThS Đào Văn Hùng (Phó Chủ nhiệm Khoa) trao đổi ý kiến với GS Quyên Di. (Ảnh: Trung Hiếu/VSL)
GS Quyên Di cũng cho biết thực tế chưa có ngành học riêng là VNH ở Hoa Kì mà chỉ có ngành nghiên cứu về Đông Nam Á (trong đó có VNH). Tuy nhiên, UCLA có chương trình VNH quy mô hơn các ngành khác, được thiết lập cho các sinh viên mở rộng hiểu biết, để tâm tới ngôn ngữ, văn hoá, xã hội của Đông Nam Á (Thái, Camphuchia, Philipin, Indonesia, Malaysia, Brunei, Đông Timo…). Về đối tượng người học ở Hoa Kì, có 2 nhóm sinh viên: nhóm thuộc gốc người Việt (heritage student), nhóm không phải người Việt (non-heritage student), cũng có một số lớp hỗn hợp hai nhóm, và giáo sư thừa nhận là rất khó dạy lớp hỗn hợp vì trình độ tiếng Việt khác nhau. Lớp VNH nâng cao được học về văn học Việt Nam (chia thành 3 mảng: văn học truyền khẩu, văn học viêt bằng chữ Hán và chữ Nôm, văn học viết bằng chữ quốc ngữ), ở đây GS đã tìm những tác phẩm nổi tiếng ở Việt Nam để giảng dạy: ví dụ như truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư… cho sinh viên tìm hiểu và giải nghĩa những câu ca dao, tục ngữ Việt hay thậm chí cho xem phim, nghe bài hát. Khi kết thúc môn, có thể có hình thức kiểm tra như tự làm phim dựa vào ý tưởng từ một câu chuyện cổ tích như Tấm Cám hay cảm hứng từ những câu ca dao như “Hôm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”… Trong đó biên kịch, diễn viên, đạo diễn đều là sinh viên và mức chấm điểm dựa vào nhiều yếu tố, kể cả phát âm có rõ lời không.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay4,171
  • Tháng hiện tại108,522
  • Tổng lượt truy cập1,517,238
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây