Việt Nam qua đôi mắt của một người Nhật

Thứ ba - 22/05/2018 00:13
Tôi thấy nói về Việt Nam rất khó vì có quá nhiều điều để nói về đất nước xinh đẹp này. Từ những sản phẩm mang tính biểu tượng văn hóa như áo dài, tranh sơn mài đến những di tích lịch sử mang tính biểu tượng chiến tranh như địa đạo Củ Chi hay phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, những hình ảnh cuộc sống thường ngày quen thuộc như xe máy trên đường phố hay quán phở bốc khói thơm phức, tất cả đều hiện lên trong suy nghĩ của tôi lúc này.
Việt Nam qua đôi mắt của một người Nhật
Việt Nam qua đôi mắt của một người Nhật
Tôi thấy nói về Việt Nam rất khó vì có quá nhiều điều để nói về đất nước xinh đẹp này. Từ những sản phẩm mang tính biểu tượng văn hóa như áo dài, tranh sơn mài đến những di tích lịch sử mang tính biểu tượng chiến tranh như địa đạo Củ Chi hay phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, những hình ảnh cuộc sống thường ngày quen thuộc như xe máy trên đường phố hay quán phở bốc khói thơm phức, tất cả đều hiện lên trong suy nghĩ của tôi lúc này.   Nhưng nếu chỉ được chọn một từ để nói về Việt Nam thì tôi chọn từ “tình cảm”. Việt Nam trong tôi là một đất nước đầy tình cảm. Tôi mới sống ở Hà Nội gần một năm nhưng tôi cảm nhận được tình cảm của người Việt dành cho cho nhau và cho những người nước ngoài như tôi. Ví dụ như người Việt luôn chia sẻ niềm vui với nhau, đi thăm hỏi động viên người ốm. Có lần khi thấy tôi đang tìm đồ thất lạc, mọi người hỏi han và giúp tôi tìm đồ giống như họ mới là người bị mất đồ vậy. Trải nghiệm cuộc sống ở Việt Nam, tôi cũng hiểu ra rằng hỏi thông tin cá nhân của người khác trong lần gặp đầu tiên như kiểu có gia đình chưa, lấy chồng Việt Nam không…cũng là một cách thể hiện tình cảm của người Việt Nam đối với người nước ngoài.   Theo tôi, quan hệ giữa người Việt với nhau thân thiết hơn người Nhật. Người Việt Nam có phong tục mời nhau đến nhà ăn cơm chỉ cần họ thấy vui vẻ còn hầu hết người Nhật không mời ăn cơm tại nhà trừ khi người kia là bạn rất thân. Người Việt có thể thoải mái nói đùa và trêu chọc nhau mà không quá lo lắng về việc người kia cảm thấy phật lòng, trong khi đó, người Nhật không thể làm như vậy. Đối với người nước ngoài, người Việt càng cởi mở hơn. Người Việt nhiệt tình chào đón và vui vẻ giao lưu với người nước ngoài còn người Nhật sẽ cảm thấy ngại ngùng và khó mở lòng. Nói chung, người Nhật thích giữ khoảng cách với người khác. Đối với người Nhật, họ sẽ thấy khó chịu nếu bị hỏi chuyện riêng tư, ngay cả khi người hỏi là những người thân trong gia đình.   Trong thời gian ở Việt Nam, có lần, một người bạn Việt Nam của tôi đã làm một việc khiến tôi rất thất vọng. Tôi đã không muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ đó nên im lặng khi chạm mặt bạn ấy. Tuy nhiên, vài người Việt Nam khác khuyên tôi nên ứng xử “khéo léo” hơn. Lúc đó, tôi đã nghĩ “khéo léo” là gì, vì sao tôi cần khéo léo với người tôi không thích. Sau khi được giải thích, tôi đã hiểu ra ý của người Việt Nam là: nếu tôi cắt đứt mối quan hệ với người bạn đó thì có thể, trong tương lai tôi sẽ mất đi một người giúp đỡ mình. Thật ra, quan hệ giữa người Nhật rất đơn giản nên tôi thấy khó hiểu về cách ứng xử này của người Việt. Nếu người Nhật bị mất lòng tin vào người khác thì kết thúc quan hệ hoặc không quan tâm nhau nữa. Người ta sẽ không bao giờ khôi phục lại được mối quan hệ như trước. Ngược lại, người Việt lại tìm cách ứng xử mềm mỏng để giữ quan hệ lâu dài. Tôi nghĩ, người Việt làm được điều này là vì người Việt biết cách ứng xử khéo léo nhưng cũng xuất phát từ tình cảm thật lòng.   Lý do sâu xa hơn là Việt Nam là đất nước nông nghiệp. Cuộc sống làm nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên con người cần hỗ trợ lẫn nhau để tồn tại. Hiện nay hơn 60% người Việt vẫn sống ở nông thôn. Họ vẫn duy trì được lối sống “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Câu này có nghĩa là vai trò của những người hàng xóm hoặc người xung quanh rất quan trọng với cuộc sống người Việt và họ cần giữ gìn mối quan hệ với những người đó. Tôi nghĩ, đây là một lối sống đẹp.   Trong tình cảm của người Việt Nam, có một loại tình cảm là “tha thứ”. Thầy cô giáo của tôi nói với rằng: đi vi nhng cuc chiến tranh đã qua, người Vit không bao gi quên nhưng người Vit có th tha th. Tôi đã nói lại với các bạn của tôi như thế khi được hỏi về quan hệ giữa người Việt và người Mỹ. Họ đã tưởng rằng người Việt ghét người Mỹ do chiến tranh. Tôi cũng giải thích thêm rằng người Việt coi người Mỹ như những người bạn bình thường mặc dù ký ức về những cuộc chiến tranh chưa bao giờ phai mờ. Theo tôi, đây là một ưu điểm lớn của người Việt vì đối với con người, tha thứ là một việc rất khó và bản chất con người vốn hay trách móc người khác. Thân thiện và hợp tác với những nước từng là kẻ thù trong chiến tranh có thể là một “bí quyết” giúp Việt Nam phát triển nhanh chóng sau chiến tranh.   Tôi đã sống ở một đất nước “lý trí” như Nhật Bản nên được sống ở một đất nước “tình cảm” như Việt Nam đã cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Tôi không muốn nói lối sống nào tốt hơn cũng như không thể đưa ra kết luận cách sống nào đúng hay sai. Tôi chỉ muốn nói rằng cuộc sống ở Việt Nam mang lại cho tôi nhiều cảm xúc và giúp tôi có một thái độ sống tích cực hơn. Tôi cảm ơn đất nước của các bạn rất nhiều.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,589
  • Tháng hiện tại48,093
  • Tổng lượt truy cập921,732
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây