Ngày hội văn hoá quốc tế 2018: sự sáng tạo và đa dạng lên ngôi

Thứ sáu - 22/12/2017 21:26
Sự mới lạ, xuất sắc của các gian trại đã thu hút đông đảo du khách thập phương - đặc biệt là giới trẻ, khiến cho Ban giám khảo cảm thấy bối rối trong việc chọn ra những gian hàng đặc sắc nhất.
Ngày hội văn hoá quốc tế 2018: sự sáng tạo và đa dạng lên ngôi
Ngày hội văn hoá quốc tế 2018: sự sáng tạo và đa dạng lên ngôi
Đến hẹn lại lên, ngày 15/12/2017, trong khuôn viên của nhà B7 Bis (Bách Khoa), Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (VSL) (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã tổ chức ngày hội Văn hóa quốc tế 2018. Lễ hội năm nay đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người tham dự. Từ vài tuần trước ngày “chính hội”, một không khí “hội hè, đình đám” đã ùa vào các giảng đường của Khoa, hối thúc thầy cô và sinh viên khẩn trương hoàn tất công việc chuẩn bị, nhằm tạo nên một lễ hội văn hóa đúng nghĩa - vừa đậm đà, sống động như bản thân cuộc sống, vừa sáng tạo, đa dạng và khoan dung… Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt là đơn vị có môi trường học tập và nghiên cứu đa văn hoá nhất của Trường ĐHKHXH&NV Như thường lệ, lễ hội được bắt đầu từ buổi chiều khi 14 gian trại của sinh viên Việt Nam và quốc tế bắt đầu đỏ lửa để nấu và bày bán các món ăn truyền thống. Sự mới lạ, xuất sắc của các gian trại đã thu hút đông đảo du khách thập phương - đặc biệt là giới trẻ, khiến cho Ban giám khảo cảm thấy bối rối trong việc chọn ra những gian hàng đặc sắc nhất. Và khi hương vị ngũ cốc cùng men rượu bắt đầu ngấm thì tiếng nhạc bắt đầu nổi lên, rộn rã, tưng bừng, cổ vũ mọi người tham gia các trò chơi dân gian truyền thống. Bấy giờ, những bộn bề lo toan thường nhật đã thực sự nằm lại ngoài kia. Mỗi người đều tranh thủ tối đa khoảng thời gian quý giá để nhấm nháp hương vị của lễ hội. Ai nấu cứ nấu, ai ăn cứ ăn, ai nhảy cứ nhảy, ai hát cứ hát. Sảng khoái. La đà. Khi người chơi đã thấm mệt và người ăn đã đủ no thì lễ hội chuyển sang màn trình diễn thời trang của sinh viên các nước. Đây là một nét mới của lễ hội năm nay. Nó vừa cho thấy tính đa dạng của lễ hội, vừa phản ánh một thông điệp hữu nghị, hòa bình của Ban tổ chức “From many, we are one”. Các bạn sinh viên quốc tế đã thực sự có một ngày hội đón giáng sinh và năm mới ấm áp Đúng như câu nói “The best for the last” - nội dung hấp dẫn nhất, thú vị nhất của lễ hội là chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ diễn ra vào buổi tối. Ngoài đông đảo các thầy cô giáo, sinh viên và du khách thập phương, vào buổi tối, lễ hội còn chào đón sự có mặt của nhiều vị khách quý: ngài Saadi Salama (Đại sứ nhà nước Palestine tại Việt Nam, cựu sinh viên khóa 1980 - 1984 của Khoa), bà Elena Vishnitskaia (đại diện Cơ quan Hợp tác Liên Bang Nga Rossotrudnichestvo tại Việt Nam), ông Nguyễn Lương Giang (Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao), PGS.TS Mai Xuân Huy (Phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm KHXHVN). Đại diện của Trường ĐHKHXH&NV, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (Phó Hiệu trưởng), GS. Inagaki Tsutomu (giáo sư thỉnh giảng của Trường) cùng nhiều lãnh đạo các phòng ban và đơn vị trong Trường. PGS.TS Nguyễn Thiện Nam (Trưởng khoa Việt Nam học và Tiếng Việt) Ngài Saadi Salama (Đại sứ nhà nước Palestine tại Việt Nam, cựu sinh viên khóa 1980 - 1984 của Khoa) PGS.TS Trần Thị Minh Hoà tặng quà cho các bạn sinh viên Trong lời phát biểu khai mạc lễ hội, PGS.TS Nguyễn Thiện Nam (Trưởng khoa Việt Nam học và Tiếng Việt) cho rằng “lễ hội văn hóa quốc tế 2018 không ngoài mục đích tôn vinh sự giàu có, đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới và qua đó, thúc đẩy sự hiểu biết, tin cậy và hợp tác cùng phát triển giữa tất cả chúng ta - những vị sứ giả của các nền văn hóa”. Theo ngài Saadi Salama (Đại sứ nhà nước Palestine tại Việt Nam), ông luôn tự hào “vì đã từng là một sinh viên của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt” và “mặc dù năm nào cũng đến tham gia ngày hội văn hóa quốc tế của Khoa nhưng luôn cảm thấy mới mẻ, hào hứng”... Sinh viên các nước trình diễn trang phục truyền thống của nước mình PGS.TS Trần Thị Minh Hòa (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) bày tỏ niềm vui trước sự phát triển của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, khẳng định rằng thầy và trò của Khoa luôn xứng đáng là nhịp cầu nối văn hóa và ngôn ngữ giữa Việt Nam và Thế giới. Phó Hiệu trưởng Trần Thị Minh Hòa đã thay mặt Nhà trường tặng quà Giáng sinh – Năm mới cho sinh viên quốc tế và Việt Nam. Đúng như kì vọng ban đầu, sinh viên Việt Nam và quốc tế đã mang đến cho người xem những trải nghiệm văn hóa đặc biệt. Các tiết mục văn nghệ biểu diễn không những cho thấy tính phong phú về thể loại (hát, múa, nhảy) mà còn hấp dẫn về nội dung. Nếu các điệu múa Cô đôi Thượng Ngàn, Thủy điệu ca đầu, nhảy Kalinlca hay các bài hát dân gian  Mừng năm mới, Trong vườn hoa anh đào đã giới thiệu những sắc thái văn hóa truyền thống độc đáo của Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Ukraina ... thì các tiết mục Trống cơm, Bèo dạt mây trôi, Mùa xuân ơi lại cho thấy sự hòa nhập nhanh chóng của sinh viên quốc tế vào môi trường văn hóa Việt Nam thông qua vai trò cầu nối huyền ảo của tiếng Việt. Hội tan rồi mà “kẻ ở, người về” chưa hết dùng dằng. Bởi họ cảm thấy hạnh phúc, mãn nguyện khi được trải nghiệm những giá trị tốt đẹp mà văn hóa mang đến cho con người. Nếu bạn muốn trải qua một cảm giác tương tự, xin hãy đến với chúng tôi vào ngày này, năm sau.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay1,559
  • Tháng hiện tại64,757
  • Tổng lượt truy cập866,903
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây