Sinh viên VSL đạt giải nhất NCKH cấp Đại học Quốc gia Hà Nội

Thứ ba - 05/09/2017 16:46
Trước thềm năm học mới, Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt vừa đón nhận một tin vui đặc biệt: công trình nghiên cứu “Chính sách cứu nạn trên biển dưới các triều vua Gia Long - Minh Mạng” của em Phạm Thị Thơm - sinh viên K59 của Khoa, dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Văn Huy (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), đã vinh dự đạt giải Nhất NCKH sinh viên cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (năm học 2016 – 2017).
Sinh viên VSL đạt giải nhất NCKH cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
Sinh viên VSL đạt giải nhất NCKH cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước thềm năm học mới, Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt (VSL) vừa đón nhận một tin vui đặc biệt: công trình nghiên cứu “Chính sách cứu nạn trên biển dưới các triều vua Gia Long - Minh Mạng” của em Phạm Thị Thơm - sinh viên K59 của Khoa, dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Văn Huy (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), đã vinh dự đạt giải Nhất NCKH sinh viên cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (năm học 2016 – 2017). Trong số 17 đề tài NCKH sinh viên được vinh danh ở cấp Đại học quốc gia năm nay, đề tài của Phạm Thị Thơm là một trong bốn công trình thuộc nhóm giải nhất, cũng là đại diện duy nhất của Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn nằm trong nhóm giải này. Niềm vui của Thơm còn được nhân đôi khi em trở thành sinh viên đầu tiên của Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt đạt được thành tựu này.
Phạm Thị Thơm và thầy giáo hướng dẫn (TS. Dương Văn Huy)
Trong bối cảnh biển Đông liên tục "dậy sóng" và việc khẳng định về mặt pháp lý chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên biển Đông trở thành mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và nhân dân Việt Nam, của giới khoa học trong và ngoài nước, báo cáo nghiên cứu của Phạm Thị Thơm được Hội đồng khoa học đánh giá cao bởi sự khảo cứu tư liệu công phu, bởi cấu trúc chặt chẽ và logic, bởi văn phong chững chạc và mạch lạc và bởi những lập luận có sức thuyết phục, qua đó tạo nên tính mới của vấn đề nghiên cứu. Bằng cách phân tích bối cảnh, nội dung và tác động của chính sách cứu nạn trên biển của nhà Nguyễn dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng, tác giả đã cung cấp nhiều thông tin thú vị cho thấy tầm nhìn hướng biển, ý thức sâu sắc về chủ quyền lãnh hải của các vị vua đầu triều Nguyễn, cũng như chủ quyền thực tế trên biển Đông và các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong thế kỷ XIX. Đây là sự tiếp tục một truyền thống đã được tạo ra từ các thế kỷ trước đó bởi các chúa Nguyễn. Đánh giá về sự kiện này, PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc - Phó Chủ nhiệm Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt cho rằng: “Đây là một cột mốc đáng nhớ của Khoa. Nó chứng tỏ tiềm năng nghiên cứu của sinh viên Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt không hề nhỏ. Tôi hi vọng nó sẽ là cú hích thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên trở nên sôi động hơn, hiệu quả hơn nữa. Ban Chủ nhiệm và các thầy cô giáo chắc chắn sẽ tạo điều kiện tối đa để giúp sinh viên trong Khoa theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay2,172
  • Tháng hiện tại67,496
  • Tổng lượt truy cập869,642
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây