Thắng lợi của niềm tin

Chủ nhật - 30/04/2017 21:38
Cách đây 28 năm, khi tôi còn là một đứa trẻ ở Cần Thơ, trong một bài làm văn ở lớp 9 Văn-Toán-Ngoại ngữ, trường THCS An Cư I, yêu cầu viết tiếp chuyện Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, tôi nhớ rằng tôi đã rất “phiêu lưu” khi cho nhân vật của mình là chú Dế mèn láu lỉnh tiếp tục một chuyến đi mới, nhưng đi đến đâu cũng gặp cảnh không may: những gia đình dế thất học, những tâm sự bị vùi chôn trong lòng đất của đám dế nghèo, những cánh đồng chưa thể mọc lên những thứ cây quí, cỏ thơm, những bóng đêm còn lảng vảng, tràn lan, và những nỗi sợ hãi vẫn thổn thức. Khi nộp bài, tôi rất sợ bị cô giáo mắng. Nhưng không khí đổi mới của đất nước ngày ấy đã khiến cho bài văn “lộng ngôn” của tôi được chấp nhận. Khi viết về Dế mèn, tôi hoàn toàn hiểu là tôi đang viết về quê hương mình bằng đôi mắt non nớt, mô tả những ám ảnh mà tôi cảm nhận ở vùng đất miền Tây Nam bộ năm xưa, nỗi cơ cực hằn sâu lên người dân nơi đây sau bao nhiêu năm giải phóng. Những ẩn dụ ngây thơ đó, chắc rằng đã cất giấu cho tôi không chỉ kỉ niệm thời niên thiếu mãnh liệt mà còn làm chứng cho một cách mộng tưởng rất riêng của tôi về quê hương - một người được ra đời vào đúng thời điểm thống nhất hai miền Nam Bắc.
Cách đây 28 năm, khi tôi còn là một đứa trẻ ở Cần Thơ, trong một bài làm văn ở lớp 9 Văn-Toán-Ngoại ngữ, trường THCS An Cư I, yêu cầu viết tiếp chuyện Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, tôi nhớ rằng tôi đã rất “phiêu lưu” khi cho nhân vật của mình là chú Dế mèn láu lỉnh tiếp tục một chuyến đi mới, nhưng đi đến đâu cũng gặp cảnh không may: những gia đình dế thất học, những tâm sự bị vùi chôn trong lòng đất của đám dế nghèo, những cánh đồng chưa thể mọc lên những thứ cây quí, cỏ thơm, những bóng đêm còn lảng vảng, tràn lan, và những nỗi sợ hãi vẫn thổn thức. Khi nộp bài, tôi rất sợ bị cô giáo mắng. Nhưng không khí đổi mới của đất nước ngày ấy đã khiến cho bài văn “lộng ngôn” của tôi được chấp nhận. Khi viết về Dế mèn, tôi hoàn toàn hiểu là tôi đang viết về quê hương mình bằng đôi mắt non nớt, mô tả những ám ảnh mà tôi cảm nhận ở vùng đất miền Tây Nam bộ năm xưa, nỗi cơ cực hằn sâu lên người dân nơi đây sau bao nhiêu năm giải phóng. Những ẩn dụ ngây thơ đó, chắc rằng đã cất giấu cho tôi không chỉ kỉ niệm thời niên thiếu mãnh liệt mà còn làm chứng cho một cách mộng tưởng rất riêng của tôi về quê hương - một người được ra đời vào đúng thời điểm thống nhất hai miền Nam Bắc. Ba tôi là cán bộ kháng chiến hai thời kì. Ngày Ba tập kết ra Bắc, chỉ hẹn miền Nam là 2 năm sẽ quay trở về quê cha đất tổ. Nhưng chiến tranh đã khiến Ba đi đến 20 năm. Mối tình Nam-Bắc của Ba Mẹ tôi đã tạo ra một cuộc đời “di động” cho tôi: tuy được sinh ra ở làng Bần Yên Nhân (Hưng Yên) mà phải vào miền Nam sống mấy chục năm (lưu lạc khắp nơi từ Vũng Tàu, Cần Thơ đến Sài Gòn), sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Bởi thế mà tôi cũng trải nghiệm nhiều điều, trong đó có một điều sâu sắc là đi đến đâu tôi cũng thấy dấu tích của chiến tranh để lại, từ những di tích, bảo tàng cho đến những chấn thương tinh thần của người dân. Tôi không trải qua một thời khắc nào của chiến tranh, nhưng tôi sống tuổi thơ thời hậu chiến, làm thơ thời hậu chiến, và lớn lên trong mọi biến động của một đất nước đang cố gắng ngày đêm thoát khỏi bóng tối của chia cắt, hận thù. Tôi hiểu rõ chính nghĩa đã (và sẽ) làm nên chiến thắng. Tôi đời đời tưởng ghi máu xương đã đổ trên xứ sở này, vì hai chữ “hòa bình”, và thấm thía sự hy sinh tận cùng ấy trong mỗi ngày đang sống. Nhưng tôi cũng hiểu rằng, sự thắng lợi lâu dài chính là sự thắng lợi của niềm tin. Bởi niềm tin không tự nhiên còn mãi. Nó đã được thắp lên bằng máu và nó cần được bồi đắp không ngừng. Nó cần được hồi sinh nhiều lần trong mọi ngõ ngách của đời sống người Việt hôm nay. Và chúng ta không sợ sự hồi sinh. Vết thương thịt da có thể lên da non trong thời gian ngắn, nhưng vết thương trong cơ thể lịch sử một dân tộc thì cần sự trở dậy bền bỉ, trí dũng trong những khúc ngoặt thật sự khó khăn.
Giáo dục là chìa khóa để thay đổi số phận một dân tộc (Nguồn: Internet)
Tôi luôn có một niềm tin kiên cố rằng giáo dục là cốt tủy của một cuộc chiến thắng khác, một chiến thắng thật sự xứng đáng với cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc ngày trước, đó là cuộc chiến thắng về khả năng chọn lựa trở nên cao quý hơn về vị thế dân tộc và khả năng chứng minh một dân tộc tuy thắng mọi cuộc chiến tranh nhưng không bao giờ đồng nghĩa với chiến tranh. Đó là điều tôi mong ước, là lời tâm nguyện của tôi đối với nền giáo dục nước nhà, và cũng là mệnh lệnh cho chính mình. Tôi nhớ câu nói của chú Dế mèn mà tôi tạo ra: “Tôi tin, tôi tin, trời sẽ sáng”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay1,006
  • Tháng hiện tại110,951
  • Tổng lượt truy cập1,519,667
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây