Hội nghị NCKH sinh viên lần thứ 7 của Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt

Thứ tư - 12/04/2017 22:10
Ngày 07/04/2017, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ 7 tại trụ sở chính của Khoa, B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa. Tham dự Hội nghị có Đại diện Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học, Ban chủ nhiệm Khoa, các giảng viên cùng các sinh viên của cả bốn khóa K61, K60, K59, K58. Thành viên của Hội đồng khoa học gồm có: PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam (Chủ tịch Hội đồng), PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc (Phó Chủ tịch Hội đồng), TS. Đặng Thị Vân Chi (Ủy viên), TS. Nguyễn Trường Sơn (Thư ký).
Ngày 07/04/2017, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ 7 tại trụ sở chính của Khoa, B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa. Tham dự Hội nghị có đại diện Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) , Ban chủ nhiệm Khoa, các giảng viên cùng các sinh viên của cả bốn khóa K61, K60, K59, K58. Thành viên của Hội đồng khoa học gồm có: PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam (Chủ tịch Hội đồng), PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc (Phó Chủ tịch Hội đồng), TS. Đặng Thị Vân Chi (Ủy viên), TS. Nguyễn Trường Sơn (Thư ký). Đây là năm đầu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên của Khoa được tổ chức theo định hướng mới của nhà trường - định hướng đề cao hình thức làm việc nhóm. Định hướng này đã được sinh viên trong Khoa tiếp nhận và được thể hiện rõ qua cơ cấu tác giả của các báo cáo nghiên cứu. Trong số 6 báo cáo nghiên cứu được lựa chọn trình bày tại Hội nghị, có đến 4 báo cáo là sản phẩm của hình thức làm việc nhóm. Dù số lượng không nhiều nhưng các báo cáo năm nay bộc lộ nhiều ưu điểm về cách lựa chọn chủ đề nghiên cứu, về phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu, về kết quả nghiên cứu lẫn cách trình bày kết quả nghiên cứu. Chủ đề của các báo cáo trải rộng trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu: Sử học (Chính sách cứu nạn trên biển dưới thời vua Gia Long – Minh Mạng (1802-1840); Những mặt hàng thủ công nghiệp của Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII (dưới tác động của kinh tế ngoại thương)Thương cảng nước mặn thế kỷ XVI – XVIII qua các nguồn tư liệu); Xã hội học (Quan niệm sống thử của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn và sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Thực trạng Ô nhiễm môi trường biển Đồ Sơn và những tác động đến du lịch của thành phố Hải Phòng); Nhân học/Văn hóa học (Nghi lễ Lên Đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ trong đời sống hiện đại). Dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, các tác giả/nhóm tác giả đã không bó hẹp vấn đề trong phạm vi chuyên ngành mà đã áp dụng các hướng tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác nhau để phân tích, lí giải đối tượng nghiên cứu. Có thể xem báo cáo Chính sách cứu nạn trên biển dưới thời vua Gia Long – Minh Mạng (1802-1840) của Phạm Thị Thơm hay báo cáo Quan niệm sống thử của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn và sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên của Vũ Thị Kim Chung - Vũ Thị Hường là những ví dụ tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này. Các báo cáo tham gia Hội nghị năm nay cũng có những tiến bộ nhất định trong hình thức trình bày và diễn đạt. Một mặt, các bản thảo cứng được trình bày đúng quy phạm kỹ thuật; mặt khác, các bản trình chiếu powerpoint cũng được thiết kế công phu, sáng tạo và được thể hiện bằng sự tự tin và chững chạc nhất định. Các thầy cô giáo và sinh viên trong khoa đã thực sự bị lôi cuốn và tỏ ra thích thú khi nghe các báo cáo của Phạm Thị Thơm, của nhóm tác giả Vũ Thị Kim Chung - Vũ Thị Hường hay nhóm tác giả Vũ Thị Chinh - Nguyễn Tú Anh. Dựa trên kết quả đánh giá của các phản biện độc lập, Hội đồng khoa học đã xếp loại các báo cáo như sau: - Một giải nhất dành cho báo cáo Chính sách cứu nạn trên biển dưới thời vua Gia Long - Minh Mạng (1802-1840) của Phạm Thị Thơm; - Hai giải nhì thuộc về báo cáo Quan niệm sống thử của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn và sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên của Vũ Thị Kim Chung - Vũ Thị Hường và báo cáo Những mặt hàng thủ công nghiệp của Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII (dưới tác động của kinh tế ngoại thương) của Lê Thị Kiều; - Hai giải ba dành cho báo cáo Thương cảng nước mặn thế kỷ XVI – XVIII qua các nguồn tư liệu của Vũ Thị Chinh - Nguyễn Tú Anh và báo cáo Nghi lễ Lên Đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ trong đời sống hiện đại của nhóm tác giả Đặng Quốc Trung - Bùi Thị Lan Anh - Nguyễn Thị Xuân; - Một giải khuyến khích thuộc về báo cáo Thực trạng Ô nhiễm môi trường biển Đồ Sơn và những tác động đến du lịch của thành phố Hải Phòng của nhóm tác giả Phạm Thị Hải Yến - Phạm Thị Xen - Nguyễn Vũ Thanh Huyền. Báo cáo đạt giải nhất được Hội đồng khoa học chọn làm báo cáo đại diện cho Khoa để tham gia Hội nghị Khoa học sinh viên cấp Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn và cấp Đại học Quốc gia trong thời gian tới. Phản biện độc lập và Hội đồng khoa học đã dành những lời đánh giá cao đối với báo cáo đạt giải nhất của Phạm Thị Thơm. Theo nhận xét của TS. Đặng Hoàng Giang, “Báo cáo khoa học của Phạm Thị Thơm cho thấy tác giả không chỉ là một người say mê nghiên cứu khoa học mà còn là một người rất có tố chất nghiên cứu. Với sự dày dặn về dung lượng; sự chặt chẽ, logic về cấu trúc; sự sáng tỏ, mạch lạc trong cách diễn đạt; sự đĩnh đạc, chín chắn trong cách lập luận, báo cáo đã khiến tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác” và “Kết quả nghiên cứu của báo cáo cung cấp những nguyên liệu thiết yếu để góp phần tạo nên một bức tranh đa diện hơn về triều Nguyễn, đặc biệt, đã cung cấp những bằng chứng xác thực, khách quan và sống động để khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong diễn trình lịch sử. Trong khuôn khổ của một báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên, không nhiều sinh viên có thể tạo ra những khác biệt như Phạm Thị Thơm đã làm trong báo cáo”. Trong lời phát biểu kết thúc Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc cho rằng, xét một cách tổng thể, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2017 tuy khiêm tốn về số lượng nhưng đặc sắc, độc đáo về chất lượng.  Đây là thành quả đáng ghi nhận vì đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quý hồ tinh - bất quý hồ đa. Do đó, Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ 7 của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã kết thúc thành công tốt đẹp.      

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay5
  • Tháng hiện tại113,652
  • Tổng lượt truy cập1,837,123
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây