Việt Nam đã khiến tôi ngạc nhiên như thế nào

Chủ nhật - 21/05/2017 22:39
Tôi đã từng tưởng rằng...Việt Nam chẳng có gì đáng quan tâm và vẫn còn có nhiều điểm kém phát triển hơn nước của mình. Là một quốc gia có diện tích nhỏ bé, có hình dáng dài mà lại hẹp như chữ ‘S’ cùng với lịch sử lâu dài bao nhiêu năm đã bị xâm lược và cai trị bởi những quốc gia khác, Việt Nam, đối với tôi, không thể nào có khả năng phát triển đất nước nói chung và con người nói riêng một cách nhanh chóng chỉ trong thời gian khoảng 40 năm được. Vậy thì trước khi tôi sang Việt Nam du học, trong mắt tôi Việt Nam là một quốc gia mà tôi không nên - đừng bao giờ - mong đợi những gì tốt đẹp, phát triển hay thuận lợi cho cuộc sống nhiều hơn quê hương của mình. Ngoài ra, tôi còn coi thường đất nước này do Việt Nam có rất nhiều điều khác hẳn với cuộc sống tôi đã quen thuộc gần 2 chục năm. Thực sự, tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của tôi khi phải chuyển từ một trong những thành phố hiện đại nhất thế giới - Bangkok - sang một thành phố nho nhỏ được coi là thủ đô của một trong nhũng nước đang phát triển trên thế giới - Hà Nội. Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã từng rất lo sợ về cuộc sống tương lại của tôi trong thời gian 5 năm tới. Tôi thật sự không biết tôi sẽ có thể sống ở đất nước này được đến khi tôi tốt nghiệp hay không.
“Đã” Tôi đã từng tưởng rằng...Việt Nam chẳng có gì đáng quan tâm và vẫn còn có nhiều điểm kém phát triển hơn nước của mình. Là một quốc gia có diện tích nhỏ bé, có hình dáng dài mà lại hẹp như chữ ‘S’ cùng với lịch sử lâu dài bao nhiêu năm đã bị xâm lược và cai trị bởi những quốc gia khác, Việt Nam, đối với tôi, không thể nào có khả năng phát triển đất nước nói chung và con người nói riêng một cách nhanh chóng chỉ trong thời gian khoảng 40 năm được. Vậy thì trước khi tôi sang Việt Nam du học, trong mắt tôi Việt Nam là một quốc gia mà tôi không nên - đừng bao giờ - mong đợi những gì tốt đẹp, phát triển hay thuận lợi cho cuộc sống nhiều hơn quê hương của mình. Ngoài ra, tôi còn coi thường đất nước này do Việt Nam có rất nhiều điều khác hẳn với cuộc sống tôi đã quen thuộc gần 2 chục năm. Thực sự, tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của tôi khi phải chuyển từ một trong những thành phố hiện đại nhất thế giới - Bangkok - sang một thành phố nho nhỏ được coi là thủ đô của một trong nhũng nước đang phát triển trên thế giới - Hà Nội. Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã từng rất lo sợ về cuộc sống tương lại của tôi trong thời gian 5 năm tới. Tôi thật sự không biết tôi sẽ có thể sống ở đất nước này được đến khi tôi tốt nghiệp hay không. Có nhiều quan điểm bi quan về Việt Nam như thế thì tại sao tôi vẫn chọn đất nước này trong khi vẫn có nhiều nước khác ‘hiện đại và phát triển hơn’ để du học? Câu trả lời của tôi là dù có nhiều điều chưa được phát triển đến mức tôi có thể ‘ưng’ nhưng Việt Nam sẽ là một trong những môi trường tốt nhất để tôi, một học sinh mới tốt nghiệp lớp 12, có thể thách thức bản thân, vượt qua những khó khăn và cuối cùng có thể phát triển và trở thành một người lớn luôn luôn sẵn sàng và có khả năng giúp đỡ người khác trong tương lai - tôi chỉ mong như thế.
Từ Bangkok, Việt Nam hiện lên đầy xa lạ với tôi
“Đang” Cách đây 3 năm, tôi đã phải tạm biệt Thái Lan để sang Việt Nam du học và cho đến bây giờ, tôi vẫn đang sống ở đây, Hà Nội - thủ đô nho nhỏ của đất nước hình chữ S này. Nếu có một người nào đó hỏi tôi về Việt Nam thực sự là như thế nào thì tôi chắc chắn sẽ trả lời rằng nó gần như khác hoàn toàn với những quan điểm cũ của tôi trước khi sang và sống tại đây. Dù đã trải qua bao nhiêu năm bị những nước khác áp đặt thống trị, mấy lần bị buộc vào nhiều chiến tranh lớn của thế giới, nhưng Việt Nam thực sự là một quốc gia có khả năng mau phục hồi và có thể phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ 40 năm sau khi giành được độc lập và thống nhất đất nước. Nó làm cho những nước khác trong khu vực, kể cả quê hương của tôi, phải lo sợ do sự phát triển không ngừng lại này. Đặc biệt, theo thời sự của nhà nước và thế giới đều cho rằng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây được coi là có khả năng phát triển nhanh nhất châu Á và một trong những quốc gia phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Việt Nam còn xuất khẩu rất nhiều hàng hoá, cụ thể là gạo (đứng số 2 thế giới chỉ sau Thái Lan), cà phê (đứng số 2 thế giới chỉ sau Brazil), v...v. Trên thực tế, đối với tôi, kinh tế của đất nước này không chỉ phát triển rất nhanh mà còn chất lượng cuộc sống của nhân dân càng ngày càng tốt. Tôi ít khi thấy những người ăn xin mà lại thấy hầu hết mọi người đều đi làm dù việc đó nhỏ hay có lương rất ít nhưng họ vẫn tiếp tục làm việc để sống chứ không dừng lại để dựa vào người khác. Về mặt chính trị xã hội, chính trị xã hội của Việt Nam đang ổn định, không có mâu thuẫn một cách nghiêm trọng giữa chính phủ và nhân dân. Đồng thời, điều này cũng khiến cho nhiều người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt khi họ chọn Việt Nam để đầu tư vì tin rằng sự ổn định của chính trị sẽ ủng hộ sự phát triển của kinh tế trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, nét văn hoá và con người Việt Nam cũng có không ít điều thú vị. Nhiều người Việt Nam tôi đã gặp cả trong nước và nước ngoài đều là những người rất tích cực trong việc học hỏi, việc làm. Họ không ngại nói chuyện hoặc làm quen với người lạ mà lại tích cực sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp phải những điều đen đủi. Nhân dân Việt Nam không lấy lịch sử đau đớn trong quá khứ làm cản trở cho sự phát triển và giao lưu với nước ngoài, kể cả những kẻ thù cũ của mình, mà lại hướng về tương lai, về những cách thức nào đó có ích và thuận lợi nhất cho sự phát triển của đất nước mình.
Nhưng khi sang Hà Nội, Việt Nam đã chinh phục tôi
Tuy nhiên, đối với tôi, không có gì trên thế giới này hoàn hảo cả. Tất cả mọi thứ đều có nhiều mặt và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quan niệm này. Có một số nét văn hoá mà tôi thấy rằng nhân dân Việt Nam nên cải thiện để hoà nhập mình vào văn hoá quốc tế, văn hoá thế giới mà mình không còn làm chủ thể. Ví dụ, người Việt Nam hay nói to, kể cả không gian công cộng như nhà hàng, quán cà phê, máy bay, v...v.  Tại những không gian công cộng trên, làm sao mình chắc chắc là nó chỉ có những người cùng quốc tịch và văn hoá với mình được? Ở đây, tôi không nói việc nói to của người Việt Nam là không lịch sự, nhưng ở những nới khác ngoài Việt Nam, nó thực sự là không lịch sự đến mức làm phiền người khác. Tóm lại, khi đang ở không gian công cộng thì mình chính là đại diện của đất nước và văn hoá của mình. Nếu những người đến từ văn hoá khác cảm thấy việc này đang làm phiền họ thì chắc chắn họ sẽ coi ‘cả’ đất nước đều là như thế, dẫn đến việc coi thường văn hoá nói riêng và quốc gia nói chung. Một ví dụ khác là văn hoá trên đường phố, một văn hoá mà tôi lẫn người nước ngoài khác không thể quen được mặc dù đã sống ở đây khá lâu. Đường phố ồn ào do ai cũng bấm còi xe, không có trật tự vì dù đã phân làn đường và nhiều người không theo luật đường, lúc đèn đỏ mà vẫn có xe đi qua. Điều này nổi tiếng đến mức ai đến Việt Nam cũng phải nói rằng “Cẩn thận khi đi qua đường” hoặc “Tai của bạn sẽ bị điếc đấy!”. Dù điều này xảy ra chính trong nước Việt Nam nhưng nó vẫn thể hiện một nét văn hoá không đáng hâm mộ đối với những người đến từ nới khác. Cho nên, nhân dân Việt Nam cần phải có ý thức về vấn đề này, nên cải thiện và thay đổi thái độ của mình. Nếu người Việt Nam có thể thay đổi điều này một cách tốt hơn thì nó không chỉ giúp người khác nhìn đất nước này bằng thái độ mới và tốt mà còn giúp nhân dân Việt Nam tự cải thiện cả quan điểm lẫn văn hoá của mình. “Sẽ” Tôi sẽ học tập tại Việt Nam chỉ trong thời gian 2 năm nữa. Tôi đã biết rằng quan điểm của tôi đối với đất nước này thay đổi rất nhiều trong khoảng thời gian đã qua. Tôi không còn là người coi thường văn hoá của nước này là chỉ có điều xấu hoặc thấp hơn nước mình mà lại thấy cả điểm tốt và điểm xấu, thấy những gì đáng khen ngợi và những gì phải được cải thiện. Cho nên, tôi hứa rằng trong tương lai tôi sẽ cố gắng nói chuyện với người nước ngoài khác, đặc biệt là nhân dân nước của mình, để họ được biết rằng Việt Nam không còn là một đất nước kém phát triển hơn mình hay vẫn hoang sơ, chẳng có gì ngoài những cái còn lại từ thời chiến tranh mà Việt Nam là một đất nước đang phát triển khá mạnh mẽ và nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, có thể coi Việt Nam là một đấu thủ đáng sợ đối với nước của tôi nói riêng và cả khu vực nói chung. Hơn nữa, tôi sẽ làm bất cứ những gì có lợi ích nhiều nhất có thể cho nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng sẽ học tập, rút kinh nghiệm từ 2 quốc gia mình đã sinh và đang sống để lấy điểm mạnh làm cho cả 2 đất nước phát triển theo hướng tốt đẹp hơn. Sau này, tôi chỉ mong rằng tôi có thể trở thành một đại diện tốt và giỏi trong việc truyền bá văn hoá và tăng cường mối quan hệ giữa 2 quốc gia, Việt Nam và Thái Lan, để cho chúng ta cùng nhau phát triển không ngừng không chỉ trong từng đất nước mà còn trong cả khu vực.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm1
  • Hôm nay1,428
  • Tháng hiện tại49,822
  • Tổng lượt truy cập923,461
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây