Lễ Khai giảng Chào K62 ở Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt

Lễ Khai giảng Chào K62 ở Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt

  •   25/09/2017 01:41:52
  •   Đã xem: 1448
  •   Phản hồi: 0
Chiều ngày 23/9/2017, khi mùa thu Hà Nội đang ở vào quãng đẹp nhất, tại hội trường B7 Bis - Bách Khoa, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (VSL) đã tổ chức lễ Khai giảng Chào K62. Ngoài các thầy cô giáo và đông đảo sinh viên trong Khoa, buổi lễ còn có sự hiện diện của TS. Dương Văn Huy (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và đại diện Đoàn thành niên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Sinh viên VSL đạt giải nhất NCKH cấp Đại học Quốc gia Hà Nội

Sinh viên VSL đạt giải nhất NCKH cấp Đại học Quốc gia Hà Nội

  •   05/09/2017 16:46:50
  •   Đã xem: 355
  •   Phản hồi: 0
Trước thềm năm học mới, Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt vừa đón nhận một tin vui đặc biệt: công trình nghiên cứu “Chính sách cứu nạn trên biển dưới các triều vua Gia Long - Minh Mạng” của em Phạm Thị Thơm - sinh viên K59 của Khoa, dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Văn Huy (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á), đã vinh dự đạt giải Nhất NCKH sinh viên cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (năm học 2016 – 2017).
Thăm thẳm miền Trung

Thăm thẳm miền Trung

  •   28/08/2017 23:59:41
  •   Đã xem: 1064
  •   Phản hồi: 0
Từ ngày 21/8 đến ngày 26/8/2017, sinh viên Khóa 59 - Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt (VSL), dưới sự hướng dẫn của TS. Đặng Hoàng Giang và ThS. Nguyễn Thị Thư, đã có một chuyến đi thực tế ở miền Trung. Đây là một hoạt động thường niên của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt nhằm mang đến cho sinh viên năm cuối cơ hội cảm nhận, khám phá không gian văn hóa miền Trung, từ đó, mở rộng hơn nữa chân trời tri thức Việt Nam học.
Qủa ngọt đầu mùa của chương trình Thạc sĩ Việt Nam học

Qủa ngọt đầu mùa của chương trình Thạc sĩ Việt Nam học

  •   09/06/2017 14:28:35
  •   Đã xem: 1427
  •   Phản hồi: 0
Vào ngày 6/6/2017, tại hội trường B7 Bis – Bách Khoa, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã tổ chức lễ bảo vệ luận văn Thạc sĩ cho học viên Hà Nhiệm Dung. Với việc bảo vệ đề tài “Tiếng Việt của trẻ em lai trong giai đình Việt Trung ở Châu Hồng Hà (Vân Nam – Trung Quốc), nữ học viên Trung Quốc này đã trở thành học viên đầu tiên hoàn tất chương trình Thạc sĩ Việt Nam mà Khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã dày công xây dựng và triển khai trong thời gian qua.

Sinh viên K58 Việt Nam học bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

  •   07/06/2017 21:38:43
  •   Đã xem: 441
  •   Phản hồi: 0
Ngày 5/6/2017, một ngày nắng nóng nhất năm, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt tổ chức buổi lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên K58. Đây là khóa sinh viên thứ tư ngành Việt Nam học ra trường và là khóa sinh viên có những phẩm chất nổi bật, thông minh và nhạy bén. Điều đó đã được thể hiện rõ ràng trong các khóa luận của các em.

Việt Nam đã khiến tôi ngạc nhiên như thế nào

  •   21/05/2017 22:39:20
  •   Đã xem: 1205
  •   Phản hồi: 0
Tôi đã từng tưởng rằng...Việt Nam chẳng có gì đáng quan tâm và vẫn còn có nhiều điểm kém phát triển hơn nước của mình. Là một quốc gia có diện tích nhỏ bé, có hình dáng dài mà lại hẹp như chữ ‘S’ cùng với lịch sử lâu dài bao nhiêu năm đã bị xâm lược và cai trị bởi những quốc gia khác, Việt Nam, đối với tôi, không thể nào có khả năng phát triển đất nước nói chung và con người nói riêng một cách nhanh chóng chỉ trong thời gian khoảng 40 năm được. Vậy thì trước khi tôi sang Việt Nam du học, trong mắt tôi Việt Nam là một quốc gia mà tôi không nên - đừng bao giờ - mong đợi những gì tốt đẹp, phát triển hay thuận lợi cho cuộc sống nhiều hơn quê hương của mình. Ngoài ra, tôi còn coi thường đất nước này do Việt Nam có rất nhiều điều khác hẳn với cuộc sống tôi đã quen thuộc gần 2 chục năm. Thực sự, tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của tôi khi phải chuyển từ một trong những thành phố hiện đại nhất thế giới - Bangkok - sang một thành phố nho nhỏ được coi là thủ đô của một trong nhũng nước đang phát triển trên thế giới - Hà Nội. Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã từng rất lo sợ về cuộc sống tương lại của tôi trong thời gian 5 năm tới. Tôi thật sự không biết tôi sẽ có thể sống ở đất nước này được đến khi tôi tốt nghiệp hay không.

Tổng kết cuộc thi Cây bút VSL 2017

  •   20/05/2017 10:28:02
  •   Đã xem: 274
  •   Phản hồi: 0
Cuộc thi Cây bút VSL 2017 do Câu lạc bộ Sứ giả văn hoá khởi xướng đã khép lại, cũng là một sự kết thúc tốt lành của mùa gặt hái đầu tiên những thành công ngoài mong đợi.

Tổng kết cuộc thi Thư Việt Nam 2017

  •   20/05/2017 10:19:11
  •   Đã xem: 1311
  •   Phản hồi: 0
Với mong muốn trao cơ hội cho “các bạn sinh viên quốc tế khám phá những khả năng biểu đạt đầy tinh tế, quyến rũ, đa dạng của tiếng Việt và chia sẻ những cách nhìn, những trải nghiệm độc đáo về Việt Nam; từ đó, góp phần thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trên thế giới”, cuộc thi Thư Việt Nam, với chủ đề “Việt Nam trong mắt tôi” do khoa Việt Nam học tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng tích cực, nhiệt thành của các bạn sinh viên quốc tế. Cho nên, khác với thông lệ, trước hết, trước khi đưa ra nhận xét tổng kết vầ các bài viết trong cuộc thi này tôi muốn chia sẻ với các bạn một khẳng định thực sự đáng nhiệt liệt chúc mừng: Cuộc thi của chúng ta đã thành công ! Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 15 bài viết dự thi chính thức của sinh viên đến từ nhiều đất nước khác nhau: Từ những nước láng giếng gần gũi như Thái Lan, Trung Quốc đến những đất nước xa xôi ở châu Âu như Pháp, Đức, Ucraina hay đến từ nước Mỹ, cách Việt Nam cả một nửa vòng trái đất. Các bài dự thi được đánh giá trên ba tiêu chí Sự phù hợp với chủ đề cuộc thi (20%); 100% bài dự thi đáp ứng tiêu chí này Sự độc đáo, ấn tượng về nội dung (50%); Đây là tiêu chí quan trọng nhất và cũng chính là tiêu chí đã gây cho hội đồng đánh giá những khó khăn, bối rối ngọt ngào nhất. Bối rối nhưng ngọt ngào vì không biết chọn cái nào độc đáo nhất ấn tượng nhất từ rất nhiều cái ấn tượng, cái độc đáo. Việt Nam qua các bài viết đã hiện lên thực sự sinh động đa chiều, đa sắc. Có người nhìn Việt Nam qua con mắt của một người yêu với người yêu,, chân thành, đằm thắm và có thể hơi …thiên vị. Có người lại thấy Việt Nam biến hóa, đa dạng, chuyển động không ngừng như Tôn Ngọ Không. Người cận cảnh Việt Nam qua hương vị món ăn đọng lại trên đầu lưỡi, qua cuộc sống đường phố, qua giao thông nhộn nhịp, dù còn không ít lộn xộn nhưng luôn hồ hởi, tràn đầy sức sống ; người lại tìm thấy Việt Nam thân thương gần gũi qua những chăm sóc nho nhỏ, những dặn dò ân cần của một phụ nữ nghèo bán đồ ăn sáng trên vỉa hè.. Với họ Việt Nam, qua những con người bình dị là đất nước của rất nhiều con người “tiết kiệm, bảo thủ sống khổ về vật chất nhưng về mặt tinh thần cũng là tỷ phú rồi Bên cạnh những bài viết xúc cảm về đất nước con người Việt Nam cuộc thi đã nhận được những bài viết thực sự sâu sắc, gây ấn tượng mạnh mẽ. Chúng tôi đọc được ở những bài viết này sự quan sát chiêm nghiệm những nhận định thú vị, độc đáo. Đó là một hình ảnh Việt Nam tiềm ẩn mâu thuẫn, gây tranh cai, thu hút sự tò mò, khám phá: “Trong mắt tôi, tôi thấy Việt Nam giống như quả sầu riêng.Những người không tìm sâu về nó,thì nhất định không biết những cái đẹp đẽ,cái nhiệt tình và cái thân thiệt của nó.- thú vị. Một bạn khác thận trọng, cân nhắc Vẽ một bức tranh về Việt Nam theo quan điểm của tôi là việc khó khăn, vì Việt Nam là một nước vừa rộng rãi vừa hẹp hòi, vừa tự hào vừa khiêm tốn, và trong giấc mơ của người dân ở đây, vừa đa dạng vừa thống nhất. Viêt Nam qua con mắt của một người yêu Việt Nam không chỉ có những cái được, cái tốt mà còn có nhiều cái cần đổi thay, cần xóa bỏ. Những ý kiến về giao thông Việt Nam, trật tự, thói quen chưa văn minh của người Việt Nơm nơi công cộng,… có cái nhìn phê phán song lại ẩn dưới một nụ cười thương mến. Có bài viết thú vị đã nhìn cuộc sống ở Việt Nam trong sự đối sánh với cuộc sống ở đất nước mình, trong đó có những thứ Việt Nam đang muốn “lập lại trật tự”, muốn văn minh hiện đại hóa dường như lại là những thứ mà ở đất nước của họ là những thứ mà họ đang hoài nhớ. Sau những mô tả về những trải nghiệm, những thăng trầm trong cảm nhận về Việt Nam là những trân trọng: “tôi sẽ không thể thành công được nếu Việt Nam không đặc sắc, không có những người thân thiện và chủ động giúp tôi để hiểu Việt Nam rõ hơn”, hay: “dù có nhiều điều chưa được phát triển đến mức tôi có thể ‘ưng’ nhưng Việt Nam sẽ là một trong những môi trường tốt nhất để tôi, có thể thách thức bản thân, vượt qua những khó khăn và cuối cùng có thể phát triển và trở thành một người lớn luôn luôn sẵn sàng và có khả năng giúp đỡ người khác trong tương lai” Khả năng diễn đạt (20%): Các bài dự thi đã cho thấy năng lực khá cao của các sinh viên trong việc sử dụng tiếng Việt để thể hiện sự mô tả, phân tích, nhận định, xúc cảm. Có bài viết đã được trình bày dưới dạng một bài thơ, một cách thể hiện mà không nhiều người Việt “dám” thử. Đặc biệt có những bài viết đã đạt đến mức xuất sắc, thực sự chạm được đến sợi dây tình cảm của người đọc. Với tư cách là những người tham gia thẩm định kết quả của cuộc thi, xin được chúc mừng thành công của tất cả những bạn sinh viên đã tham dự cuộc thi. Khép lại cuộc thi này trong chúng tôi vẫn còn nguyên một mong ước: giá có nhiều giải thưởng hơn để trao cho các bạn. Tất cả các bạn đều xứng đáng được ngợi khen. Xin cám ơn sự nhiệt thành, tình yêu, sự trân trọng của các bạn đối với Việt Nam, với tiếng Việt.. Các bạn là động lực giúp chúng tôi luôn phải quyết tâm thay đổi, dần hoàn thiện mình để mãi giữ được tình yêu của các bạn với Việt Nam, với tiếng Việt

Lễ trao giải cuộc thi viết Cây bút VSL và Thư Việt Nam năm 2017

  •   20/05/2017 09:54:51
  •   Đã xem: 291
  •   Phản hồi: 0
Sau hơn hai tháng phát động, cuộc thi viết Cây bút VSL và Thư Việt Nam 2017 do Câu lạc bộ Sứ giả văn hóa (CMC) khởi xướng đã chính thức khép lại với lễ trao giải được tổ chức vào hồi 19h ngày 19/05/2017 tại hội trường B - nhà B7 Bis - Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt - Trần Đại Nghĩa - Bách Khoa.

Việt Nam: sự ngạc nhiên bất tận

  •   11/05/2017 21:18:04
  •   Đã xem: 302
  •   Phản hồi: 0
Cách đây mấy hôm, chúng tôi đã giới thiệu cảm nhận Việt Nam của một chàng trai Mỹ. Hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một cách nhìn khác, cũng độc đáo và thú vị không kém, tuy có phần ... khó hiểu. Bài viết này - thực chất là một bài thơ, thể hiện những ngạc nhiên bất tần về tiếng Việt, về văn hóa Việt Nam của Isabelle Windhorst - một nữ sinh Đức vô cùng duyên dáng, thông minh và năng động. Nhờ thụ hưởng một nền giáo dục bài bản và khai phóng của Đại học Humboldt - một trong những Đại học danh tiếng nhất của châu Âu, ngay sau khi trở thành sinh viên của VSL và USSH, Isabelle đã hòa nhập rất nhanh vào môi trường mới. Ngoài việc học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, cô còn tình nguyện dạy tiếng Anh cho sinh viên VSL và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa ở USSH. Mong muốn của Isabella là sau khi về Đức để hoàn thành chương trình Thạc sỹ, cô sẽ quay lại VSL để "hoàn thiện" kĩ năng tiếng Việt và làm một luận án tiến sỹ về Việt Nam. ...

Việt Nam: nhìn từ đôi mắt của một người Mỹ

  •   07/05/2017 17:42:12
  •   Đã xem: 400
  •   Phản hồi: 0

Thắng lợi của niềm tin

  •   30/04/2017 21:38:18
  •   Đã xem: 338
  •   Phản hồi: 0
Cách đây 28 năm, khi tôi còn là một đứa trẻ ở Cần Thơ, trong một bài làm văn ở lớp 9 Văn-Toán-Ngoại ngữ, trường THCS An Cư I, yêu cầu viết tiếp chuyện Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, tôi nhớ rằng tôi đã rất “phiêu lưu” khi cho nhân vật của mình là chú Dế mèn láu lỉnh tiếp tục một chuyến đi mới, nhưng đi đến đâu cũng gặp cảnh không may: những gia đình dế thất học, những tâm sự bị vùi chôn trong lòng đất của đám dế nghèo, những cánh đồng chưa thể mọc lên những thứ cây quí, cỏ thơm, những bóng đêm còn lảng vảng, tràn lan, và những nỗi sợ hãi vẫn thổn thức. Khi nộp bài, tôi rất sợ bị cô giáo mắng. Nhưng không khí đổi mới của đất nước ngày ấy đã khiến cho bài văn “lộng ngôn” của tôi được chấp nhận. Khi viết về Dế mèn, tôi hoàn toàn hiểu là tôi đang viết về quê hương mình bằng đôi mắt non nớt, mô tả những ám ảnh mà tôi cảm nhận ở vùng đất miền Tây Nam bộ năm xưa, nỗi cơ cực hằn sâu lên người dân nơi đây sau bao nhiêu năm giải phóng. Những ẩn dụ ngây thơ đó, chắc rằng đã cất giấu cho tôi không chỉ kỉ niệm thời niên thiếu mãnh liệt mà còn làm chứng cho một cách mộng tưởng rất riêng của tôi về quê hương - một người được ra đời vào đúng thời điểm thống nhất hai miền Nam Bắc.

Ếch ơi, hãy ra khỏi đáy giếng đi nào!

  •   27/04/2017 21:28:15
  •   Đã xem: 566
  •   Phản hồi: 0
Nếu bạn không phải là người định giá thì bạn sẽ là người trả giá cho cuộc đời mình. Đã bao giờ bạn mơ ước được ra nước ngoài, được đi du lịch khắp thế giới hay sẽ kiếm được một công việc được đi đây đi đó chưa? Và bạn đã bao giờ lập một kế hoạch để thực hiện điều đó?

Hãy cho đi khi còn có thể

  •   19/04/2017 21:40:52
  •   Đã xem: 2560
  •   Phản hồi: 0
Cái nắng chói chang của mùa hạ đã bắt đầu phủ bóng khắp những tuyến đường, len lói vào từng con ngõ, chơi trốn tìm cùng những tán cây xanh.Dường như người ta chẳng bao giờ yêu thích cái mùa hè nóng như thiêu như đốt ấy. Khi mà lúc nào người cũng nhễ nhại mồ hôi, mệt mỏi tới phát bực. Thế nhưng khoảng thời gian của mùa hạ lại khiến cho con người ta trân trọng hơn bao giờ hết. Mùa hạ, mùa của cánh phượng được ép cẩn thận trong trang vở, mùa của những tâm tình viết vội trao nhau vào cuốn lưu bút, mùa của cái ôm, cái nắm tay hay những cảm xúc nghẹn ngào không nói nên lời. Đúng vậy, đó là mùa mà không một cô cậu học trò“vượt vũ môn” nào mong muốn; xa thầy cô, xa bạn bè - những con người đã từng của hiện tại mà giờ đây lại trở thành kỉ niệm, để rồi bước vào khoảng thời gian áp lực nhất, căng thẳng nhất trong cuộc đời học trò. Đó là mùa thi cử.

Hãy tin vào con đường bạn chọn

  •   18/04/2017 08:48:33
  •   Đã xem: 1309
  •   Phản hồi: 0
Bố mẹ đừng nói câu “Con nhà người ta” được không? Một nhân vật huyền bí mang tên “Con nhà người ta” xuất hiện với tần suất liên tục trong bộ phim “Cuộc sống” đã trở nên nổi tiếng truyền từ đời này qua đời khác. Và câu chuyện về nhân vật đó luôn là tiêu điểm cuộc nói chuyện của bố mẹ.

Việt Nam trên đầu lưỡi

  •   17/04/2017 09:12:24
  •   Đã xem: 264
  •   Phản hồi: 0
Song song với cuộc thi Cây bút VSL lần thứ nhất (chủ yếu dành cho sinh viên Việt Nam), cuộc thi Thư Việt Nam đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các bạn sinh viên quốc tế. Với mong muốn chia sẻ những góc nhìn, những trải nghiệm phong phú, độc đáo về Việt Nam, cùng với việc đăng các bài viết của sinh viên Việt Nam, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu những bài viết tiêu biểu của các bạn sinh viên quốc tế. Kính mời quý đọc giả cùng thưởng thức bài viết Việt Nam trên đầu lưỡi của Trương Lang Văn - du học sinh Trung Quốc đang học tập tại khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.

Hội nghị NCKH sinh viên lần thứ 7 của Khoa Việt Nam học & Tiếng Việt

  •   12/04/2017 22:10:57
  •   Đã xem: 638
  •   Phản hồi: 0
Ngày 07/04/2017, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ 7 tại trụ sở chính của Khoa, B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa. Tham dự Hội nghị có Đại diện Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học, Ban chủ nhiệm Khoa, các giảng viên cùng các sinh viên của cả bốn khóa K61, K60, K59, K58. Thành viên của Hội đồng khoa học gồm có: PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam (Chủ tịch Hội đồng), PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc (Phó Chủ tịch Hội đồng), TS. Đặng Thị Vân Chi (Ủy viên), TS. Nguyễn Trường Sơn (Thư ký).

Một chuyện cảm động ở Khoa Việt Nam học

  •   11/04/2017 11:36:23
  •   Đã xem: 350
  •   Phản hồi: 0
Trong một môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa như Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt (VSL) của chúng tôi - nơi từ lâu đã trở thành mái nhà chung của nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế, không khó để bắt gặp những kì lạ thường ngày. Tôi xin kể lại một câu chuyện kì lạ và cảm động vừa mới diễn ra.

Tình yêu của bố

  •   01/04/2017 21:52:02
  •   Đã xem: 343
  •   Phản hồi: 0
Có rất nhiều con đường đưa sinh viên đến giảng đường Đại học. Có con đường bằng phẳng, có con đường quanh co, có con đường khúc khuỷu gập gềnh... Bài viết Tình yêu của bố của bạn Nguyễn Thị Thúy (K61) sẽ giúp chúng ta hiểu thêm một con đường khác, một số phận khác. Câu chuyện của tác giả nhắc nhở ta biết ơn và trân quý sự hi sinh thầm lặng của bố mẹ, làm thức dậy trong ta ý thức đồng cảm, sẻ chia với số phận của những người xung quanh mình, và truyền cho ta một khát vọng vươn lên để khắc phục nghịch cảnh. Xin trân trọng giới thiệu bài viết cùng quý thầy cô và các bạn.

Các tin khác

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay4,384
  • Tháng hiện tại44,614
  • Tổng lượt truy cập1,768,085
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây